[Hỏi đáp] Bệnh Parkinson có di truyền không?

Bệnh Parkinson có di truyền không chắc hẳn là câu hỏi mà những người bị mắc Parkinson thắc mắc. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF đi tìm lời đáp cho câu hỏi bệnh Parkinson có di truyền không nhé!

Xem thêm:

1. Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson là bệnh lý gây ra tình trạng thoái hóa mạn tính các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất chất dẫn truyền có tên là dopamin. Chính sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh này là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson là run, cứng cơ và chậm chạp vận động. Bệnh Parkinson thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi và hiện vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Căn nguyên chính xác gây ra bệnh Parkinson hiện vẫn chưa được các nhà khoa học công bố rõ ràng.

Nhưng đa phần các ý kiến đều nghiêng về giả thuyết là do sự ảnh hưỏng lẫn nhau giữa các yếu tố của môi trường sống với yếu tố di truyền bên trong của cơ thể.

Việc tương tác này tạo ra các nất thường về gen trên các bệnh nhân bị mắc Parkinson.

3. Bệnh Parkinson triệu chứng thế nào?

Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh và có một số những triệu chứng điển hình.

  • Run
run-chan-tay
Run tay chân là triệu chứng của bệnh Parkinson

Các triệu chứng run thường bắt đầu ở đầu ngón tay, tay hoặc chân.

Các cơn run sẽ di chuyển giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Đặc biệt là run tay xảy ra khi ngón tay được nới lỏng.

  • Chuyển động chậm chạp

Khi bị Parkinson thì khả năng di chuyển của bạn sẽ bị hạn chế và chậm chạp.

Bạn thấy khá khó khăn khi di chuyển, đứng lên ngồi xuống hoặc vặn mình.

  • Cứng cơ bắp

Triệu chứng này có thế xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người bệnh.

Khi các cơ bắp bị cứng như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến các phạm vi chuyển động và thậm chí làm cho bạn bị đau đớn.

  • Tư thế bị mất cân bằng

Khi bị Parkinson người bệnh có thể cảm thấy bị mất cân bằng và các tư thế của họ có thể bị bẻ cong dẫn đến hiện tượng cúi người về trước khi đi bộ.

  • Ít biểu lộ cảm xúc

Các bệnh nhân Parkinson sẽ ít thể hiện cảm xúc trên mặt và có khi không chớp mắt.

  • Thay đổi cách nói

Nói chuyện trở nên nhỏ nhẹ hơn và thậm chí còn rất khó nghe.

  • Thay đổi cách viết

Bệnh Parkinson gây ra tình trạng run tay nên viết chữ bị khó khăn và chữ viết càng ngày càng khó đọc.

Nếu như cảm thấy rằng mình có bất kì một triệu chứng hay dấu hiệu nào nêu trên, thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn kịp thời.

4. Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết biến chứng nguy hiểm?

Bệnh Parkinson nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Parkinson có nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và mức độ biến chứng.

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh làm cản trở đến hoạt động thường ngày cũng như công việc và khiến người bệnh dễ rơi vào tự ti, mặc cảm và sống khép mình.
  • Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân Parkinson có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, hơn 60% bệnh nhân sẽ bị tàn phế hoặc tử vong sau 5 năm đầu khởi phát bệnh. Tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 80% sau 10 năm.
  • Đặc biệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, đa số người bệnh đều mất khả năng vận động. Và sau đó không còn đáp ứng với thuốc điều trị sẽ dẫn đến tử vong vì suy kiệt cơ thể.

Nhận biết biến chứng nguy hiểm do Parkinson gây ra

Ngoài những những ảnh hưởng trên vận động, bệnh Parkinson còn nguy hiểm bởi các biến chứng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Biến chứng của bệnh Parkinson có thể kể đến như:

Trầm cảm

Có tới trên 50% những người bị Parkinson mắc chứng trầm cảm. Và có đến 40% người bệnh xuất hiện dấu hiệu trầm cảm trước triệu chứng của bệnh Parkinson.

Các triệu chứng trầm cảm khiến tình trạng rối loạn vận động ở người bệnh Parkinson tiến triển nhanh hơn, đồng thời làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những người bị trầm cảm thường có các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, uể oải. Người bệnh sẽ không còn hứng thú giao tiếp với mọi người, chán nản với công việc từng yêu thích.

Và gặp một số các tình trạng khác như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều, rối loạn giấc ngủ, hay mất tập trung,…

Khó nuốt

Theo một số các thống kê thì chứng khó nuốt ở người bệnh Parkinson xảy ra ở khoảng 50% trường hợp bị bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do rối loạn vận động các cơ hầu họng kết hợp với sự giảm tiết nước bọt.

Những người bị mắc chứng khó nuốt sẽ dễ bị thức ăn rơi vào đường hô hấp dẫn đến sặc thức ăn. Biến chứng khó nuốt này còn làm ảnh hưởng khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến bệnh nhân Parkinson ngày càng suy kiệt hơn.

Suy giảm trí nhớ

Khi bệnh Parkinson ngày càng tiến triển, các tế bào thần kinh sẽ dần bị thoái hóa.

Tình trạng này sẽ làm suy giảm chức năng thần kinh và dẫn đến những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức, mộng du, ảo giác…

Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson là levodopa cũng gây ảnh hưởng đến não và làm giảm khả năng tư duy.

Rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác có thể bao gồm mất cảm giác, cảm thấy bất thường hay chết cảm giác.

Các triệu chứng dị cảm do bệnh Parkinson gồm ngứa râm ran trong người, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng ran. Cảm giác bất thường này thường không đau nhưng gây rất khó chịu cho bệnh nhân.

Táo bón

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh thực vật, khiến ruột và bàng quang trở nên kém nhạy cảm và làm việc thiếu hiệu quả.

Do đó làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này dẫn đến việc chất thải lưu trong đường ruột quá lâu dẫn đến tình trạng táo bón.

Sự khác nhau giữa táo bón do Parkinson và các nguyên nhân khác là người bệnh Parkinson thường có cảm giác no, thậm chí bệnh nhân chỉ ăn rất ít nhưng có cảm thấy no trong một thời gian dài.

Mất ngủ

mat-ngu
Bệnh nhân Parkinson sẽ bị biến chứng mất ngủ

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Rogaland (Na Uy), có trên 60% người bệnh Parkinson gặp phải các vấn đề về giấc ngủ từ giai đoạn sớm của bệnh.

Rối loạn giấc ngủ đồng thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến run do rối loạn lo âu, mệt mỏi. Do vậy khi người bệnh bị cùng lúc 2 chứng này sẽ làm tăng nhiều rủi ro hơn, tạo ra vòng xoáy bệnh lý, và về lâu về dài khiến bệnh Parkinson ngày càng trầm trọng hơn.

Vì vậy, phát hiện và điều trị rối loạn giấc ngủ là không thể thiếu trong điều trị bệnh Parkinson.

Vấn đề về tiết niệu

Các vấn đề tiết niệu phổ biến ở người bệnh Parkinson bao gồm:

+ Chứng tiểu són

+ Chứng tiểu đêm/đái dầm

+ Bí tiểu

Giảm ham muốn tình dục

Những bệnh nhân Parkinson thường bị tổn thương các dây thần kinh điều khiển sự cương cứng và ham muốn tình dục nam giới.

Theo nghiên cứu có khoảng 80% bệnh nhân Parkinson bị giảm ham muốn tình dục.

5. Bệnh Parkinson sống được bao lâu?

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa nghiên cứu được chính xác người bệnh Parkinson có thể sống được bao lâu nữa.

Bởi vì tuổi thọ của bệnh nhân Parkinson còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và các bệnh lý đi kèm theo.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân Parkinson có thể kéo dài và duy trì một cuộc sống chất lượng hơn trong khoảng từ 10 – 20 năm.

Do đó, bất cứ khi nào có dấu hiệu bị bệnh Parkinson, bạn nên cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh Parkinson và tư vấn điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp nhất.

6. Bệnh Parkinson có di truyền không?

mac-benh-parkinson-co-di-truyen-khong
Bệnh Parkinson có di truyền không?

Theo các nghiên cứu đã được thực hiện thì bệnh Parkinson có liên quan đến yếu tố di truyền.

  • Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống.

Về yếu tố môi trường xung quanh: nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, chất bảo quản thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Về di truyền, nếu một người nào đó có người thân trong gia đình như bị mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ người đó mắc bệnh này cao hơn 3 lần. Thậm chí trong một số trường hợp nguy cơ mắc bệnh có thể tăng gấp 10 lần nếu trong mối quan hệ trực hệ.

  • Theo nghiên cứu được thực hiện tại một số nước, các nhà khoa học chỉ ra có một số đột biến gen là nguyên nhân gây ra bệnh.

Hiện nay thì số người mắc bệnh Parkinson khi trong gia đình cũng có người mắc bệnh chiếm từ 4 – 5 % tổng số người bệnh Parkinson. Đây không phải là con số quá lớn nhưng là lời nhắc nhở dành cho bạn khi trong gia đình có người bệnh Parkinson.

7. Cách điều trị bệnh Parkinson

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị căn nguyên cho bệnh nhân Parkinson.

Việc điều trị vẫn chủ yếu là điều trị dựa trên các triệu chứng của người đó. Phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

  • Dùng thuốc
  • Liệu pháp phẫu thuật
  • Thay đổi lối sống như nghỉ ngơi và tập thể dục nhiều hơn
  • Liệu pháp tâm lý

8. Cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh Parkinson, thì kể từ bây giờ bạn nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

tap-the-duc
Tập thể dục là biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson

Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh

  • Tránh căng thẳng stress
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
  • Nghỉ ngơi đúng giờ

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm
  • Đảm bảo rằng đó thực phẩm sạch, an toàn
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Ngoài ra bạn cũng phải thường xuyên gặp bác sĩ thăm khám tầm soát bệnh để được đưa ra những lời khuyên hữu ích và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về bệnh Parkinson để bạn có thể có được câu trả lời cho câu hỏi bệnh Parkinson có di truyền không. GENK STF hy vọng rằng nhờ đó mà bạn có thể tự bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình trước căn bệnh này.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7