Mách bạn: Bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không?

Bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện nay. Vì vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án chính xác cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

Ung thư vú là bệnh lý ác tính do sự phát triển của những tế bào tăng sinh bất thường trong tuyến vú, những tế bào này phát triển với tốc độ rất nhanh, vượt tầm kiểm soát của cơ thể và xâm lấn sang cơ quan khác. Chính vì thế nếu không phát hiện và điều trị sớm, ung thư vú đã xâm lấn sang cơ quan khác như phổi, xương, não, gan,… thì tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Các phương pháp chính điều trị ung thư vú bao gồm phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt toàn bộ tuyến vú, hóa trị, xạ trị, liệu pháp hooc môn, liệu pháp nhắm trúng đích, điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ. Các phương pháp điều trị ung thư vú đều gây ra tác dụng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh, vì thế chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh theo hết được phác đồ điều trị.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư vú bao gồm:

  • Chế độ ăn cho người bệnh ung thư vú phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ tất cả các nhóm chất sau: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nguồn chất đạm nên bổ sung từ các loại thịt trắng dễ tiêu như thịt gia cầm, cá hoặc trứng, sữa, nấm,… Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như hoa quả, rau xanh nên tăng cường bổ sung cho bệnh nhân vì chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa tế bào tự nhiên.
  • Nên chế biến các món ăn hợp khẩu vị của người bệnh và chia nhỏ thành nhiều bữa để người bệnh ung thư vú dễ ăn và dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
  • Người bệnh ung thư vú nên hạn chế sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng cho người bệnh. Đặc biệt người bệnh không nên ăn các thực phẩm nướng cháy dưới nhiệt độ cao hoặc những thực phẩm ướp nhiều muối.
  • Người bệnh không nên ăn các thực phẩm chưa nấu chín kỹ hoặc các đồ ăn tái, sống.
  • Lựa chọn các thực phẩm cho người bệnh ung thư vú cần lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không dùng thực phẩm kém chất lượng, có chứa nhiều chất bảo quản.
  • Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích.

Bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không?

Hiện tại có nhiều bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng truyền tai nhau không nên sử dụng những thực phẩm bổ dưỡng và những thực phẩm giàu đạm để bỏ đói tế bào ung thư và làm chúng không phát triển. Vì thế, nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân băn khoăn không biết bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không.

Thực tế, theo nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú bên trên thì sữa là một thực phẩm nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh theo hết được các phác đồ điều trị dài ngày. Việc sử dụng sữa đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư vú bao gồm:

Giảm mệt mỏi căng thẳng trong quá trình điều trị

Hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong sữa rất cao, đặc biệt một số loại sữa dành riêng cho người bệnh ung thư cung cấp năng lượng cho người bệnh rất cao giúp giảm thiểu những căng thẳng mệt mỏi trong quá trình điều trị cho người bệnh. Uống một ly sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng là một cách giúp người bệnh thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Sử dụng sữa đúng cách hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân ung thư vú trong quá trình điều trị

Bên cạnh đó, một số người bệnh trong quá trình điều trị việc ăn uống không được đảm bảo. Vì bệnh nhân bị các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn nhiều, sợ mùi thức ăn thì việc bổ sung sữa giống như bữa ăn thay thế cho bệnh nhân lúc này. 

Ngoài ra, một tác dụng phụ thường gặp trong điều trị hóa chất ung thư vú là gây ra tình trạng thiếu máu. Bổ sung sữa giúp cơ thể được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp cho sự tái tạo các dòng tế bào máu tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu trong điều trị cho bệnh nhân ung thư vú.

Tăng hiệu quả kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Bổ sung sữa giúp bệnh nhân ung thư vú có sức khỏe, thể trạng tốt, và hệ miễn dịch được nâng cao. Hệ thống miễn dịch được nâng cao thì khả năng kìm hãm và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư được tốt hơn. Đồng thời, bổ sung sữa giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe, thể trạng và cân nặng tốt trong quá trình điều trị, giúp việc điều trị được liên tục thì hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư cũng hiệu quả hơn.

Giúp hệ xương khớp của người bệnh chắc khỏe hơn

Liệu pháp nội tiết là một phương pháp điều trị đối với bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính. Tác dụng phụ thường gặp đối với những người điều trị hoóc môn nội tiết ung thư vú là gây loãng xương. Hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa khá phong phú, vì thế bổ sung sữa hàng ngày giúp người bệnh ung thư vú có hệ xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ loãng xương do tác dụng phụ của thuốc nội tiết.

Bệnh nhân ung thư vú nên uống sữa gì?

Bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không chúng ta đã có câu trả lời, vậy bệnh nhân ung thư vú nên uống sữa gì, bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin sau:

Sữa tươi

Sữa tươi là loại sữa phổ biến, thông dụng nhất kể cả người đang có bệnh lý hay người khỏe mạnh đều nên dùng. Sữa tươi cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và có hương vị thơm ngon dễ uống, tiện lợi sử dụng. Người bệnh ung thư vú nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa tươi không đường hoặc ít đường và nên dùng sữa tươi hương vị tự nhiên thông thường. Hạn chế sử dụng các loại sữa béo nhiều đường, có hương vị nhân tạo vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Sữa chua

Sữa chua là một chế phẩm từ sữa, được lên men từ sữa động vật hoặc sữa thực vật. Sữa chua giàu lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ung thư vú cải thiện các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu trong quá trình điều trị. Ngoài ra, sử dụng sữa chua còn là một cách được nhiều người áp dụng để giảm đỡ tác dụng phụ bỏng rát, viêm loét niêm mạc miệng trong quá trình điều trị hóa chất. 

Sữa năng lượng cao

Các loại sữa năng lượng cao dành riêng cho người bệnh ung thư rất tốt cho những người bệnh đang điều trị, bị suy kiệt, giảm cân nặng trong quá trình điều trị. Sữa năng lượng cao giúp cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng protein cao giúp cơ thể tăng cường tái tạo lại cơ bắp, giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi lại thể trạng và cân nặng đảm bảo sức khỏe cho việc điều trị.

Một số loại sữa năng lượng cao người bệnh ung thư vú có thể tham khảo sử dụng như Peptamen, Prosure, Recova Gold,…

Những lưu ý khi sử dụng sữa đối với người bệnh ung thư vú

Mặc dù bổ sung sữa mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho người bệnh ung thư vú, việc uống sữa cũng cần sử dụng đúng cách mới mang lại được hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Khi sử dụng sữa, người bệnh ung thư vú cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Mỗi ngày người bệnh ung thư vú chỉ nên sử dụng từ 150-200ml sữa, không nên quá lạm dụng, uống quá nhiều sữa sẽ làm cơ thể không hấp thụ được hết dinh dưỡng từ sữa gây ra tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy.
  • Người bệnh không nên quá phụ thuộc vào dinh dưỡng mà sữa cung cấp, vẫn cần ăn uống bổ sung thêm các nhóm chất khác như hoa quả, rau xanh, thịt cá,…
  • Đối với sữa tươi và sữa chua, người bệnh ung thư vú không nên uống khi bụng đói vì có thể gây kích ứng dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên ăn sữa chua hoặc uống sữa tươi sau bữa ăn sáng và trưa khoảng 1-2 tiếng.
  • Mặc dù uống sữa ấm vào buổi tối giúp thư giãn tinh thần và dễ ngủ hơn, tuy nhiên người bệnh ung thư vú không nên uống sữa rồi đi ngủ ngay vì sẽ làm hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi. Người bệnh nên uống sữa trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Những người bệnh ung thư vú có tiền sử dị ứng với sữa hoặc không dung nạp sữa thì không nên sử dụng sữa.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không là có bạn nhé. Việc bổ sung sữa hợp lý giúp hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân ung thư vú trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý thêm về cách sử dụng sữa sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ