[Giải đáp] Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu là câu hỏi được tìm hiểu rất nhiều hiện nay. Bởi vì bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là căn bệnh rất nguy hiểm đối với tất cả mọi người. Và đặc biệt, khi bị căn bệnh này người bệnh thường rất lo lắng về thời gian sống của mình.. Vậy để biết bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu mời các bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- [Bật Mí] Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu?
- Bệnh tan máu bẩm sinh sống được bao lâu và cách phòng ngừa?
Nội dung bài viết
1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một bệnh lý ung thư mà trong đó phần mô mềm trong xương sẽ gây ra bất thường ở các nguyên tủy bào, tế bào hồng cầu hay tiểu cầu.
Khi bệnh tiến triển đến một giai đoạn nhất định thì có thể lan truyền đến các bộ phận khác nhau của cơ thể như gan, hạch bạch huyết, lá lách và hệ thống thần kinh trung ương (gồm não và tủy sống).
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
Bệnh bạch cầu ác tính ở tủy xương sẽ ảnh hưởng đến các tế bào và gây ra hầu hết các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, dẫn đến làm cho tủy xương không thể sản xuất đủ các tế bào máu như bình thường.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của căn bệnh này:
- Sắc mặt trông rất nhợt nhạt, cảm thấy kiệt sức và có thể khó thở. Tình trạng này xảy ra là do thiếu các tế bào hồng cầu gây ra.
- Bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng do cơ thể thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh.
- Người bệnh sẽ bị chảy máu bất thường, bao gồm các vết bầm không rõ lý do, bị rong kinh, chảy máu răng, chảy máu cam do quá ít tiểu cầu.
- Bạn có thể thấy xuất hiện nhiều vết đốm hay phát ban trên da;
- Cảm thấy mệt mỏi và xuống sức;
- Người bệnh có thể bị sốt cao và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Một số triệu chứng hiếm gặp khác có thể xảy ra như bạn cảm giác đau khớp và xương. Bên cạnh đó, xuất hiện những mảng da bị tím trên nền da nhợt nhạt.
3. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào nêu trên thì nên đi thăm khám để được phát hiện bệnh sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời. Trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Do đó, mỗi người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
4. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
Theo một số các nghiên cứu, những thay đổi trong DNA có thể làm cho các tế bào tủy xương khỏe mạnh trở thành tế bào bệnh. Các tế bào khỏe mạnh sau đó sẽ phát triển và thực hiện chức năng dựa trên các thông tin di truyền trong nhiễm sắc thể (những sợi ADN) của mỗi tế bào. Trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, các sợi nhiễm sắc thể sẽ bị biến đổi dẫn đến sai lệch thông tin di truyền, từ đó hình thành nên bệnh.
Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bao gồm:
- Hút thuốc
- Phơi nhiễm hóa học
- Một số loại thuốc hóa trị
- Phơi nhiễm bức xạ
- Một số bệnh về máu
- Hội chứng di truyền
- Bệnh sử gia đình
- Cao tuổi
- Nam giới
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
Sau đây là một số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh bệnh bạch cầu cấp dòng tủy:
- Tuổi tác: là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư máu nói chung và bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy nói riêng. Thời gian sống của người bệnh ung thư máu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác. Đối với những người trẻ tuổi thì khả năng đáp ứng với điều và cũng như khả năng phục hồi tốt hơn so với những người đã lớn tuổi. Chính vì vậy, người bệnh trẻ tuổi hơn sẽ có tiên lượng sống tốt hơn.
- Thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị bệnh: Đối với bệnh ung thư thì việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị càng hiệu quả hơn. Ngược lại nếu phát hiện bệnh ở các giai đoạn muộn, thì các phương pháp điều trị sẽ khó khăn hơn, dẫn đến tỉ lệ sống sót của người bệnh ung thư máu cũng giảm dần đi.
- Bên cạnh các yếu tố đó thì cũng còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh ung thư máu như là: Mức độ tổn thương xương của người bệnh, người bệnh có tiếp xúc với một số hóa chất, một số loại hóa trị và xạ trị như thế nào, số lượng tế bào, thói quen sinh hoạt,…
6. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?
Chắc hẳn các bạn cũng rất thắc mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu rồi phải không. Theo nghiên cứu, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành.
Theo một số các thống kê cho thấy nếu bệnh phát hiện bệnh sớm thì sẽ có khoảng 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (tương ứng với 5 năm). Tuy nhiên, những người lớn tuổi khi mắc bệnh lý sẽ có tiêu lượng khá kém hơn so với người trẻ.
7. Chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy như thế nào?
7.1. Chẩn đoán
Trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám tổng quát, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như cục u hay bất cứ điều gì khác có vẻ bất thường. Sau đó bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật, phương pháp điều trị đã từng sử dụng, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, tiền sử bệnh tật gia đình.
Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để kiểm tra, cụ thể như:
- Xét nghiệm công thức máu và huyết đồ
- Phết tế bào máu ngoại vi
- Sinh thiết tủy
- Phân tích tế bào học
- Miễn dịch tế bào
- Kỹ thuật RT-PCR
7.2. Các phương pháp phổ biến dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư trong đó có sử dụng hóa chất để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào hoặc bằng cách ngăn chặn chúng phân chia tế bào. Hóa trị liệu kết hợp là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư.
Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư có sử dụng tia X năng lượng cao hay các loại tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ngừa chúng phát triển. Có hai loại xạ trị:
- Xạ trị bên ngoài là sử dụng một máy bên ngoài cơ thể để phóng bức xạ về phía ung thư.
- Xạ trị bên trong là phương pháp sử dụng một dụng cụ có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, các tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách đưa tia phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.
Hóa trị với ghép tế bào gốc: Hóa trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả các tế bào tạo máu, cũng sẽ bị phá hủy bởi phương pháp hóa trị. Do đó, ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị để thay thế các tế bào tạo máu. Các tế bào gốc (tế bào máu chưa trưởng thành) sẽ được lấy ra khỏi máu hoặc tủy xương của bệnh nhân hay người hiến được đông lạnh và lưu trữ. Sau khi bệnh nhân đã hoàn thành hóa trị liệu, người ta sẽ làm rã đông các tế bào gốc được lưu trữ và trả lại cho người bệnh nhân thông qua truyền dịch. Những tế bào gốc sau khi được tái sử dụng này phát triển thành các tế bào máu của cơ thể.
Điều trị bằng thuốc khác: Arsenic trioxide và all-trans retinoic acid (ATRA) là thuốc chống ung thư có cộng dụng tiêu diệt tế bào bạch cầu ung thư và ngăn chặn các tế bào bệnh bạch cầu phân chia.
8. Bệnh nhân ung thư máu nên làm gì để giúp kéo dài thời gian sống?
Như chúng ta đã biết, bệnh ung thư máu sẽ gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sức khỏe. Điều này sẽ khiến cơ thể người bệnh có những rối loạn nghiêm trọng và gây nguy hiểm nếu chúng ta không can thiệp kịp thời.
Chính vì vậy làm sao để có thể tăng cường sức đề kháng cũng như kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân ung thư thì các bạn hãy chú ý một số biện pháp dưới đây:
- Nên hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng của cơ thể: Những người bị bệnh ung thư máu trong quá trình điều trị thường sẽ dễ gây suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần giữ vệ sinh, thường xuyên rửa tay sạch, thực hiện tốt việc “ăn chín, uống sôi” để có thể bảo vệ tốt cơ thể.
- Xây dựng một chế độ ăn khoa học hợp lý, sẽ giúp giảm bớt sự mệt mỏi, ăn uống kém.
- Nên trò chuyện tâm sự cùng người thân hay bạn bè để tin thần được tốt hơn
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
Trên đây là những thông tin về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu, hy vọng sẽ đem đến nhiều thông tin bổ ích đến các bạn. Hãy nhớ rằng, các bạn nên thường xuyên làm kiểm tra sức khỏe và tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp kết quả điều trị bệnh lý ung thư của bạn được tốt hơn.
VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI