Bàng quang thần kinh là gì và cách điều trị ra sao?

Bàng quang thần kinh (bàng quang kích thích) khiến bàng quang bị yếu đi và hoạt động kém hiệu quả. Chúng không thể tự co và thải nước tiểu ra ngoài. Ngược lại, bàng quang cũng có thể hoạt động quá mức cần thiết khiến chúng mất đi khả năng phối hợp với cơ co thắt bàng quang.

Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ có tuổi.

Bàng quang thần kinh là gì?
Bàng quang thần kinh là gì?

Nguyên nhân gây nên bàng quang thần kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bàng quang thần kinh bao gồm:

  • Do mắc dị tật bẩm sinh tác động đến tủy sống và chức năng của bàng quang. Các dị tật đó có thể là nứt đốt sống, bất sản xương, khối u tủy sống, xương chậu hoặc chấn thương tủy sống…
  • Do vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang như: E.coli, Proteus, tụ cầu da, Chmamydia,…
  • Do tai nạn, phẫu thuật cột sống, ngộ độc kim loại.
  • Người lớn tuổi, nhất là nữ giới béo phì, người đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, phẫu thuật tiền liệt tuyến hoặc do bệnh làm tổn thương thần kinh ngoại biên (tiểu đường lâu ngày), do tai biến mạch não, bệnh Parkinson rất dễ mắc chứng bàng quang kích thích.
  • Biến chứng của một số bệnh như giang mai, đái tháo đường…

Dấu hiệu tố cáo bàng quang thần kinh

  • Người bệnh mất đi khả năng kiểm soát đi tiểu.
  • Nước tiểu nhỏ giọt, tiểu khó, tiểu bí gây ứ nước tiểu gây mất khả năng co cơ bàng quang.
  • Một số triệu chứng nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, thận ứ nước.
  • Tăng áp lực bàng quang khiến bạn dễ mắc nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm đài bể thận hay tổn thương thận do áp duất cao.
  • Sỏi tiết niệu khiến dòng nước tiểu bị ngưng trệ, nhiễm khuẩn. Do lượng nước tiểu dự trữ quá lớn gây nên trạng thái trào ngược bàng quang, niệu quản.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là về đêm gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Để phát hiện bệnh bàng quang thần kinh, người bệnh cần tiến hành đo chức năng bàng quang cùng khả năng tích trữ cũng như loại bỏ áp lực lưu trữ. Tiếp đến đo khả năng phối hợp của vòng niệu đạo và bàng quang.

Hiện nay, các chuyên gia cũng áp dụng chụp X-quang, cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính để xác định bệnh chính xác nhất.

Dấu hiệu tố cáo bàng quang thần kinh
Dấu hiệu tố cáo bàng quang thần kinh

Các phương pháp hỗ trợ điều trị

Hiện nay, các phương pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn tổn thương đến thận, giảm thiểu biến chứng và chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Có thể kể đến các phương pháp như:

  • Điều trị tâm lý để giảm thiểu hoạt động quá mức của bàng quang kết hợp với tập thể dục đều đặn.
  • Sử dụng liệu pháp điện kích thích: đặt cực gần dây thần kinh rồi kích thích giống như các xung điện được dẫn truyền bởi dây thần kinh.
  • Phẫu thuật.

Ngoài ra,  bác sĩ cũng sẽ tiến hành kết hợp các phương pháp khác nhau tùy theo triệu chứng cũng như mức độ tổn thương thần kinh. Bệnh nhân được khuyên nên tự tập bài tập Kegel dành riêng cho nam hoặc nữ, xoa bụng dưới, co duỗi chân, vận động cơ thể để gia tăng hoạt động các cơ vùng xương chậu. Một số trường hợp có thể dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị giảm co thắt cơ đồng thời loại bỏ các triệu chứng khó chịu.

Lời khuyên của chuyên gia

Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục – tiết niệu ngoài bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch. Riêng với phụ nữ, nên dội nước từ trước ra sau để phòng nước bị nhiễm bẩn qua hậu môn lây sang bộ phận sinh dục, tiết niệu.

Bệnh bàng quang thần kinh tuy không nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm để sàng lọc và ngăn không cho bệnh trở nặng. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, không nên tự ý mua thuốc điều trị không những không khỏi còn khiến bệnh nặng hơn.

Nếu để lâu, bệnh không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Ứ đọng nước tiểu ở bàng quang có thể khiến vi khuẩn di chuyển lên thận gây viêm thận, ứ mủ. Về lâu về dài, chúng có thể gây suy thận, tăng huyết áp, ure trong máu tăng cao, ung thư bàng quang gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thông tin liên hệ