Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?

Xuất huyết dạ dày ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm vì có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để nắm rõ cách xử trí khi bà bầu bị xuất huyết dạ dày.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở bà bầu

Xuất huyết dạ dày ở mẹ bầu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày ở bà bầu như sau:

Do tác động của hiện tượng ốm nghén:

Tình trạng ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu khi mang bầu với các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn ói nhiều lần. Nguyên nhân gây ra ốm nghén là do lượng hooc môn của phụ nữ thay đổi đột ngột khi mang thai. Và việc nôn ói nhiều lần làm cho dạ dày co bóp mạnh, lâu dần có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và biến chứng xuất huyết dạ dày. 

Nếu trước đó, bạn đã có tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày thì nguy cơ xuất huyết dạ dày khi mang bầu càng cao hơn.

Tâm lý thường xuyên căng thẳng quá mức:

Mẹ bầu thường hay có tâm lý lo âu, căng thẳng nguyên nhân do thay đổi về hooc môn và nhiều lo lắng về sức khỏe, sự thay đổi trong quá trình mang thai. Nhất là những bà mẹ mang thai lần đầu hay có thai ngoài ý muốn thì tâm lý càng dễ căng thẳng hơn. Cơ thể lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ làm cho axit dịch vị tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Và lâu dài các tổn thương viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày sẽ có nguy cơ biến chứng thành xuất huyết dạ dày.

Ảnh hưởng của hooc môn progesterone:

Hooc môn progesterone thường tăng cao trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai với tác dụng hỗ trợ phôi thai làm tổ là hạn chế sự co bóp quá mức ở tử cung. Bên cạnh đó, loại hooc môn này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng thai nhi phát triển. 

Việc tăng tuần hoàn máu đột ngột có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày ở những mẹ bầu có tiền sử viêm loét dạ dày từ trước.

Các yếu tố nguy cơ khác:

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng xuất huyết dạ dày ở bà bầu có thể do cộng hưởng nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc như có tiền sử poly dạ dày, xơ gan, dương tính với HP, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn nhiều đồ chua cay khi ốm nghén, thai nhi phát triển nhanh tăng áp lực lên vùng dạ dày,…

Bà bầu bị xuất huyết dạ dày là tình trạng cần can thiệp cấp cứu nhanh chóng kịp thời

2. Xuất huyết dạ dày khi mang bầu nguy hiểm như nào?

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cần có sự can thiệp cấp cứu kịp thời vì tính chất vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Bình thường bệnh hay gặp ở nam giới, người hay sử dụng rượu bia, người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay xuất huyết dạ dày khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp.

Hơn nữa, việc cấp cứu mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày cũng thường gặp phải khó khăn do các phương pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế việc điều trị phải thật thận trọng, mẹ bầu cần lựa chọn các cơ sở uy tín để điều trị kịp thời.

Nếu việc cấp cứu điều trị muộn có thể gây ra các nguy hiểm cho mẹ như mất máu nhiều, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, nặng nhất là gây tử vong. Xuất huyết dạ dày còn có thể gây nguy hiểm lớn cho thai nhi, một số trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ để đảm bảo an toàn cho tính mạng người mẹ. Một số biến chứng khác có thể kể đến như gây sảy thai hoặc sinh non.

Vì thế, ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cấp cứu kịp thời. Không được chủ quan và không tự ý mua thuốc để sử dụng, càng chậm trễ thì càng tăng tỷ lệ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

3. Các triệu chứng khi mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày

Như vậy, vào viện sớm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ của xuất huyết dạ dày có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của mẹ bầu. Xuất huyết dạ dày khi mang bầu thường có các biểu hiện triệu chứng như sau, mẹ bầu cần chú ý:

  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu nâu sậm như màu cà phê. Triệu chứng nôn ra máu có thể xảy ra đột ngột hoặc xảy ra sau một thời gian dài bị buồn nôn, nôn ói ra thức ăn lẫn dịch vị dạ dày.
  • Đi ngoài phân đen có mùi khó chịu.
  • Đau tức vùng bụng trên rốn, có thể đau quặn từng cơn hoặc đau liên tục kéo dài, khó chịu.
  • Các triệu chứng khác kèm theo như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, chướng hơi, đổ mồ hôi, da xanh tái, chóng mặt,…

4. Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?

4.1. Nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị

Khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa, điều đầu tiên là bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm, biện pháp cận lâm sàng. Điều này giúp chẩn đoán chính xác đây có phải là xuất huyết dạ dày hay xuất huyết tại cơ quan khác để có phác đồ điều trị phù hợp.

Vì tình trạng chảy máu dạ dày làm thể tích tuần hoàn giảm đi đột ngột nên bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch hoặc truyền máu để bồi phụ lại thể tích tuần hoàn tránh tình trạng bị sốc, choáng do mất máu. Nếu tình trạng mất máu nghiêm trọng, chỉ định truyền máu sẽ được cân nhắc để điều trị cho bệnh nhân.

Khi thể trạng mẹ bầu đã hồi phục ổn định hơn, các biện pháp điều trị để cầm máu sẽ được chỉ định. Biện pháp thường được cân nhắc điều trị cho mẹ bầu là nội soi cầm máu. Các kỹ thuật cầm máu thường được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Tiêm thuốc co mạch vào vùng niêm mạc đang bị xuất huyết để cầm máu.
  • Tiêm kẹp mạch máu bằng vòng cao su
  • Sử dụng kỹ thuật đốt điện, tia laser hoặc đầu dò nhiệt để cầm máu.
  • Cân nhắc việc sử dụng thuốc cầm máu, thuốc giảm tiết dịch vị nếu lợi ích điều trị cao hơn so với rủi ro gặp phải.

Tuy nhiên, các biện pháp cầm máu và việc sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày có thể gây ra nhiều rủi ro đến phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ về các phương án điều trị phù hợp cho bà bầu.

4.2. Xây dựng chế độ chăm sóc sau điều trị

Sau khi, áp dụng các biện pháp điều trị thành công, tổn thương xuất huyết đã được kiểm soát, mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh chóng ổn định hơn. Đồng thời, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp còn giúp cho sức khỏe của mẹ nhanh hồi phục và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

  • Những ngày đầu sau điều trị mẹ bầu nên uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, lưu ý dùng sữa lạnh để mạch máu co lại, giảm sung huyết, phù nề tại niêm mạc dạ dày. Khi bác sĩ cho phép có thể ăn uống như bình thường, mẹ bầu nên kết hợp thêm các món ăn được chế biến mềm lỏng khác từ thịt, cá, trứng, đậu,…
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày là tình trạng cần can thiệp cấp cứu nhanh chóng kịp thời
  • Trong quá trình ăn uống, mẹ bầu nên tránh các đồ ăn gây kích ứng cho dạ dày như đồ chua, cay hay thức ăn quá nóng. Sau khi chế biến thức ăn, bạn nên đợi món ăn nguội hẳn mới nên dùng vì nhiệt độ cao có thể làm cho tổn thương cũ lâu lành hơn.
  • Hàng ngày, mẹ bầu cần lưu ý uống đủ nước từ 2-2,5L nước để bù lại lượng dịch đã bị mất. Có thể thay nước lọc bằng nước ép trái cây, rau củ, lưu ý mẹ bầu không dùng các loại nước ép có tính axit để tránh gây kích ứng cho dạ dày.
  • Những ngày đầu sau điều trị mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn tại giường, không vận động mạnh. Đặc biệt, bạn cần phải giữ tinh thần thư thái, hạn chế lo lắng căng thẳng để phòng ngừa nguy cơ tái phát. Khi sức khỏe dần ổn định hơn có thể ra ngoài đi bộ, vận động nhẹ để giải tỏa tinh thần tốt hơn.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn hay cà phê là những đồ uống mẹ bầu phải tuyệt đối tránh xa sau khi điều trị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng là tác nhân gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên bạn cũng cần tránh tiếp xúc.

5. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày khi mang bầu

Để không phải lo lắng bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao, bạn cần chủ động phòng ngừa sớm bệnh lý này ngay từ khi phát hiện mang thai. Bệnh xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm và quá trình điều trị cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý một số thông tin để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này như sau:

  • Nếu mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày hay các bệnh lý viêm gan, xơ gan cần theo dõi sát và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh, tránh ăn các đồ ăn cay nóng hoặc các đồ ăn có tính axit gây kích ứng dạ dày. Ăn uống đúng giờ, tập trung trong các bữa ăn không làm các việc khác khi ăn, nhai kỹ và nhai chậm khi ăn.
  • Những bà bầu bị ốm nghén nặng trong quá trình mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về loại thuốc cần dùng để giảm bớt triệu chứng nôn ói, góp phần làm giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái trong suốt thai kỳ. Sau 3 tháng đầu bạn có thể vận động, tập một số bộ môn thể chất nhẹ nhàng như yoga để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chức năng dạ dày. 

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao đã có trong bài viết. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang