Những điều cần biết về ung thư vòm họng giai đoạn 2
Không còn là mức độ nhẹ nhất và là giai đoạn mới hình thành như bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu nữa, người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 bắt đầu có những triệu chứng, dấu hiệu rõ rệt.
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn 1, 2 được gọi chung là giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 2, khối u đã xâm lấn phần mềm ngoài vòm họng (khoang miệng, hốc mũi, khoảng cận hầu) có kích thước từ 4 – 6 cm. Các triệu chứng bệnh giai đoạn này như sau:
- Bị cảm giác đau họng dữ dội, các cơn ho kéo dài hơn và có xuất hiện đờm trắng, đôi khi là đờm kèm theo máu.
- Bị ngạt mũi, tắc mũi thường xuyên (thường xuất hiện ở 1 bên). Nguyên nhân do các tế bào ung thư tác động lên niêm mạc mũi, từ đó làm chất nhầy bị kích thích tiết ra nhiều gây tắc mũi.
- Người bệnh bị ù tai một bên, có thể bị kèm nghe không rõ. Tuy nhiên triệu chứng này có thể thuyên giảm hoặc “tự biến mất” sau vài ngày vài tái phát trong thời gian ngắn sau đó.
- Giọng nói trở lên khàn hoặc có thể bị mất tiếng nếu các khối u chèn ép lên dây thanh quản
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi. Mới đầu lượng máu chảy ra ít nhưng càng về sau lượng máu sẽ chảy càng nhiều hơn.
2. Cách chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2
Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sỹ sẽ thực hiện các bước:
Hỏi thăm bệnh sử và khám thực thể
Người bệnh ung thư vòm họng thường đi khám vì xuất hiện một khối u ở cổ. Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của cá nhân và gia đình.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc các vấn đề sức khỏe khác khi người bệnh có những biểu hiện sức khỏe khác thường. Trong đó, chú ý đến khu vực đầu và cổ bao gồm: mũi, miệng, họng, các cơ mặt và các hạch bạch huyết ở cổ.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có một khối u hoặc các vấn đề khác trong mũi hoặc cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Kiểm tra vòm họng
Mũi họng nằm sâu bên trong và không dễ dàng để quan sát. Do đó, cần có một phương pháp đặc biệt để kiểm tra khu vực này. Các bác sĩ dùng một ống sáng linh hoạt đặt vào miệng hoặc mũi để quan sát vòm họng (gọi là nasopharyngoscopy). Bằng cách này, bác sĩ sẽ kiểm tra được các khu vực tăng trưởng bất thường, chảy máu hoặc các vấn đề khác.
Nếu một khối u bắt đầu dưới niêm mạc mũi họng, có thể rất khó để quan sát, do đó người bệnh có thể cần thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT).
Sinh thiết
Triệu chứng và các kết quả của các xét nghiệm cho biết người bệnh có thể bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô tại các khu vực bất thường ở cổ và quan sát dưới kính hiển vi (sinh thiết). Sinh thiết bao gồm sinh thiết qua nội soi, chọc hút bằng kim.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng, giúp xác định mức độ lan rộng của ung thư.
Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí ung thư và mức độ lan rộng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng: chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm cổ.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu không được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm họng, nhưng nó có thể được thực hiện vì các lý do khác, chẳng hạn như để giúp xác định xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác trên cơ thể chưa.
Các xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm virus Epstein-Barr (là một loại phổ biến của vi rút herpes).
3. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Những số liệu thống kê trong các năm gần đây cho thấy thời gian, cơ hội sống sót (hay còn gọi là tiên lượng sống) của người bệnh ung thư vòm họng có sự thay đổi khác nhau phụ thuộc vào vào việc phát hiện và điều trị bệnh ở từng giai đoạn bệnh khác nhau.
Theo báo cáo năm 2010 của Uỷ ban liên Mỹ về bệnh ung thư (AJCC) cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể sống sót sau 5 (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) thay đổi như sau:
- Người bệnh mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 được phát hiện và điều trị kịp thời có tỉ lệ trung bình sống qua 5 năm là 65%.
- Khi phát hiện và điều trị ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn đầu, tỉ lệ trung bình người có thể sống sót sau 5 năm chiếm tới 83,7%.
- Những bệnh ung thư vòm họng được phát hiện và điều trị ung thư vòm họng từ giai đoạn 3 thì tiên lượng sống trung bình giảm còn 60%.
- Bệnh ung thư vòm họng khi phát hiện ở giai đoạn cuối (giai đoạn 4) thì tiên lượng sống trung bình sau 5 năm chiếm khoảng 10% – 38%.
Ngoài thời gian được phát hiện và điều trị, một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến tiên lượng sống trung bình của bệnh nhân như: thể trạng sức khỏe, tâm lý và ý chí của bệnh nhân, sự phù hợp với thuốc điều trị (chính là người bệnh có gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc), giới tính (tiên lượng sống của nữ giới thường cao hơn nam giới)…
4. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 như thế nào?
Trong điều trị trị ung thư vòm họng giai đoạn 2, phẫu thuật cắt bỏ một phần tế bào ung thư (trong trường hợp bệnh chưa di căn) và xạ trị là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ điều trị có thể sẽ xem xét và chỉ định xạ trị nếu diễn biến bệnh nặng hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ vùng bị ung thư nhằm ngăn chặn bệnh phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác vẫn là một trong những cân nhắc của bác sĩ khi điều trị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2. Một số hình thức phẫu thuật thường áp dụng như:
- Phẫu thuật cắt một phần thanh quản: áp dụng khi bệnh nhân có khối u nhỏ ở vùng thanh quản. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ điều trị sẽ cố gắng bảo tồn khả năng nói và nhịp thở bình thường của người bệnh sau khi phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi: Áp dụng khi bệnh nhân có khối u nhỏ xuất hiện ở bề mặt cổ họng hoặc dây thanh âm. Bác sĩ thực hiện sẽ chèn một ống nội soi vào cổ họng bệnh nhân và dùng dụng cụ phẫu thuật hoặc tia laser loại bỏ khối u.
- Phẫu thuật cắt hạch bạch huyết (bóc tách cổ): Nếu ung thư vòm họng đã lan sâu trong cổ bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật bóc tách cổ để loại bỏ một phần hoặc tất cả hạch bạch huyết nhằm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Trong trường hợp khối u xuất hiện ở vị trí khó phẫu thuật hoặc kích thước khối u lớn (dù chưa di căn), các bác sĩ sẽ hội chẩn và có thể áp dụng phương pháp xạ trị thay vì phẫu thuật.
Xạ trị
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay và thường được áp dụng điều trị với nhiều loại bệnh ung thư ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau trong đó có ung thư vòm họng giai đoạn 2.
Khi xạ trị, bác sĩ điều trị tiến hành dùng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ như tia gamma, proton… tác động trực tiếp lên khối ung thư nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hoặc kìm hãm chúng không phát triển, phát triển chậm hơn.
Phương pháp xạ trị có thể xảy ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người bệnh như: mệt mỏi, phần chiếu xạ bị ửng đỏ, viêm da, khô da, rụng tóc, người mệt mỏi… Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi kết thúc đợt xạ trị.
Hóa trị
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 chưa di căn nên thường bác sĩ sẽ ít lựa chọn phương pháp hóa trị. Tuy nhiên, đối với một số ít trường hợp bệnh nhân bệnh tiến triển nhanh hơn, tế bào ung thư bắt đầu di căn nên các hạch bạch huyết thì bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kết hợp dùng phương pháp hóa trị sau khi xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, kìm hãm sự phân chia tế bào và xâm lấn của các tế bào ung thư với tế bào lành.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cơ bản về bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2, để được tư vấn thêm thông tin về bệnh ung thư vòm họng cũng như giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi.