Tìm hiểu về xạ trị bệnh ung thư vòm họng
Xạ trị thường được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư vòm họng, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Xạ trị bệnh ung thư vòm họng là gì?
Xạ trị ung thư vòm họng là phương pháp vật lý chiếu các chùm tia mang năng lượng cao để tiêu diệt những tế bào ung thư hoặc kìm hãm sự phát triển và lây lan của khối u.
Các dạng của phương pháp xạ trị gồm:
- Xạ trị bên ngoài
- Xạ trị bên trong
2. Lưu ý khi xạ trị ung thư vòm họng
Người bệnh tiến hành xạ trị ung thư vòm họng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Thời gian tiến hành xạ trị từ 2 đến 7 tuần, số lần điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị.
- Khi tiến hành xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân cần tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cafe,… Vì những chất này có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vòm họng cũng như giảm hiệu quả của việc xạ trị.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn đã lên men.
3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng và cách khắc phục
Nhiều người bệnh trước khi tiến hành xạ trị ung thư vòm họng luôn thắc mắc xạ trị ung thư có nguy hiểm không? Có thể thấy rằng, xạ trị ung thư vòm họng có thể đem đến rất nhiều tác dụng phụ đến người bệnh do đây là cơ quan hết sức nhạy cảm về dễ bị ảnh hưởng vì các yếu tố phóng xạ.
3.1. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng
Xạ trị ung thư vòm họng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người bệnh, có liên quan đến vùng đầu và cổ. Trong đó có những tác dụng phụ sẽ biến mất theo thời gian nhưng cũng có những tác dụng phụ sẽ tồn tại lâu dài. Cụ thể
Các tác dụng phụ tạm thời có thể cải thiện
- Lở loét trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến khó khăn khi nuốt và giảm cân
- Khàn tiếng
- Mất vị giác, thay đổi vị giác: xạ trị có thể gây đau lưỡi, khô miệng từ đó dẫn đến thay đổi vị giác khiến người bệnh chán ăn, giảm cân…
- Da thay đổi trong vùng điều trị như bị đỏ, phồng rộp: mức độ tổn thương nặng nhẹ phụ thuộc vào liều lượng bức xạ
- Buồn nôn và ói mửa
- Mệt mỏi: đây là tác dụng phụ phổ biến trong xạ trị thường kéo dài 2 -3 tháng, có thể kéo theo là tình trạng thiếu máu, trầm cảm, thiếu ngủ…
Các tác dụng phụ không cải thiện theo thời gian
- Vấn đề về răng: Hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra răng trước khi bắt đầu xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ thậm chí có thể khuyên nhổ một số răng trước khi điều trị để giảm bớt nhiều vấn đề bất lợi có thể gặp sau này.
- Tổn thương tuyến nước bọt: Điều này này có thể dẫn tới khô miệng vĩnh viễn và khiến bạn khó nuốt thức ăn. Khô miệng cũng có thể dẫn đến sâu răng nghiêm trọng.
- Vấn đề với tầm nhìn hoặc nghe vì xạ trị gây thiệt hại cho một số dây thần kinh nhất định
- Ảnh hưởng đối với xương sọ
- Tổn thương tuyến yên và tuyến giáp: đây là loại tác dụng phụ thường gặp của xạ trị ung thư vòm họng, gây ra nhiều rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về xạ trị ung thư vòm họng.
3.2. Biện pháp giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, duy trì chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe để giúp giảm mệt mỏi.
- Khi bị thay đổi vị giác, người bệnh nên ăn thức ăn để nguội. Tăng các món hấp, luộc và đựng thức ăn vào đĩa, bát nhựa, thủy tinh để giảm mùi kim loại.
- Giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Người bệnh nên đánh răng 2-3 lần một ngày. Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride. Tránh các thức ăn và các chất lỏng có hàm lượng đường cao.
- Ăn thức ăn mềm, xay nhỏ để dễ nuốt, giảm đau họng, giảm lở loét khoang miệng, cổ họng, các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như súp, nước ép nho, và các loại thực phẩm nhạt như thịt gà, gạo trắng, bột yến mạch, bánh quy giòn và khoai tây…
- Sau khi hóa trị, xạ trị người bệnh dễ bị nôn, ói mửa khi ngửi thấy mùi thức ăn. Vì vậy không chỉ quan tâm xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì mà khi chế biến thức ăn, bạn có thể thêm các loại thảo mộc như lá bạc hà….vào trong các món tanh để khử mùi. Hoặc những món ăn ít mùi vị có thể thêm thảo mộc, gia vị tỏi, gừng, húng quế, vỏ chanh, nghệ…không gây kích ứng niêm mạc họng để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh
- Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời ở vùng gia bị tổn thương, có thể sử dụng các loại kem bôi da phù hợp để tránh kích ứng da
- Đối với tổn thương tuyến nước bọt: có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng một loại thuốc gọi là amifostine (Ethyol®) được sử dụng trước mỗi lần điều trị bức xạ, tuy nhiên cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị.
- Sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị ung thư, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng.
4. Cần chuẩn bị gì, lưu ý gì khi xạ trị ung thư vòm họng?
Bệnh nhân đều phải tập há miệng, tập nói và nuốt, xoa bóp vùng cổ hằng ngày vào bất cứ thời gian nào trong ngày để phòng và giảm bớt những tác dụng phụ của xạ trị.
Nếu thời gian đầu tập nuốt thức ăn mà bị sặc thì có thể ăn theo những cách sau:
- Dùng tay ấn phần da hàm dưới khi nuốt thức ăn.
- Ăn kết hợp: Ăn một miếng màn thầu hoặc chuối trước, sau đó sẽ ăn thức ăn.
- Khi vết mổ khí quản nằm ở khí nang mà có thể bơm khí, khi ăn có thể dùng ống tiêm để bơm khí, sau khi ăn xong lại tháo hết khí.
Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên sau xạ trị ung thư vòm họng tránh tái phát, thông thường bệnh nhân cần khám và theo dõi sức khỏe định kỳ 1-6 tháng/ lần và tái khám thường xuyên trong vòng 2 năm đầu sau khi điều trị
Tránh các yếu tố nguy cơ tăng khả năng ung thư vòm họng như thuốc lá, rượu bia
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong điều trị sẽ giúp tình trạng của người bệnh nhanh được cải thiện và tăng hiệu quả điều trị.