Tổng hợp các dấu hiệu bệnh ung thư phổ biến
Ung thư là bệnh gây nên nỗi sợ hãi cho nhiều người. Tuy nhiên cùng với sự phát triển vượt bậc của y học, ung thư ngày nay không còn “bất trị” nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu bệnh ung thư để mọi người có thêm kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm nhất – một yếu tố quan trọng cho việc điều trị ung thư thực sự hiệu quả.
Ung thư có rất nhiều loại, mỗi bệnh có những biểu hiện khác nhau. Dấu hiệu bệnh ung thư và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào ung thư ở bộ phận nào và độ lớn của khối ung thư ảnh hưởng lên các bộ phận nội tạng của cơ thể cũng như tế bào. Các triệu chứng ban đầu của ung thư có thể khá chung chung và không rõ rệt. Nguyên do là tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể cung cấp hoặc chúng tiết ra những chất thay đổi quá trình hấp thụ năng lượng của cơ thể từ thức ăn.
Ung thư cũng có thể gây ra các phản ứng với hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó sản sinh ra các dấu hiệu bệnh ung thư. Nhiều trường hợp mắc ung thư nhưng không có biểu hiện hoặc chỉ phát ra ở giai đoạn cuối.
Phát hiện sớm các triệu chứng ung thư là “chìa khóa vàng” để cải thiện khả năng sống sót trước “thảm họa” ung thư.
Sau đây là tổng hợp các dấu hiệu bệnh ung thư phổ biến nhất giúp mọi người tự nhận biết để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư của bản thân bất kỳ lúc nào.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu bệnh ung thư cần biết
1.1. Sự thay đổi bất thường trên da
Nếu bạn thấy xuất hiện trên da những đốm mọc bất thường về hình dáng, kích thước, màu sắc… nhìn không giống như những đốm khác trên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm sinh thiết da, tầm soát ung thư da. Rất có khả năng đó là dấu hiệu bệnh ung thư.
1.2. Nổi hạch to trên cơ thể
Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn nhìn thấy những hạt nhỏ cứng, hình hạt đậu… sưng, nổi to lên ở cổ, nách, háng hoặc nơi nào đó trên cơ thể – cũng có thể là bạn bị nhiễm trùng do cảm lạnh, viêm họng do streptococcus – nhưng cũng có thể là bạn bị bệnh bạch cầu, ung thư máu. Do đó, cần phải tầm soát sớm.
1.3. Đại, tiểu tiện ra máu
Đi tiểu ra máu cũng có thể là do bị trĩ nhưng cũng là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Đi tiểu ra máu có thể là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng cũng phải nghĩ đến thận, ung thư bàng quang. Do vậy, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra một cách kỹ càng.
1.4. Ho dai dẳng, kéo dài
Rất hiếm khi ho dai dẳng, kéo dài lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư, thường các dấu hiệu này là do chảy dịch sau mũi, hen suyễn, trào ngược thực quản, nhiễm trùng… nhưng nếu sau khi được điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc ho ra máu, nhất là khi bạn không phải là người hút thuốc lá thì nên đến gặp bác sĩ, có thể bạn sẽ được cấy đờm hoặc làm các xét nghiệm, chụp chiếu… cận lâm sàng để rà soát ung thư phổi.
1.5. Biến đổi bất thường ở vùng vú
Những bất thường ở vùng vú như: đau, chảy dịch, chảy máu ở núm vú, có vệt đỏ hoặc dày lên… đó là những cảnh báo quan trọng, dù không phải tất cả các trường hợp đều là dấu hiệu bệnh ung thư vú, bạn cũng nên đến bác sĩ để chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để được loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.
1.6. Đầy hơi, trướng bụng
Khi bạn bị stress, rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, bạn có thể bị căng trướng bụng, đầy hơi… nhưng nếu triệu chứng này nếu không thuyên giảm kèm theo bạn bị mệt mỏi, đầy hơi, đau lưng thì nên kiểm tra ngay. Phụ nữ thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng cũng là Rất có khả năng đó là dấu hiệu bệnh ung thư cần phải nghĩ đến là ung thư buồng trứng… cần đến bác sĩ để được khám nghiệm tìm nguyên nhân.
1.7. Đi tiểu bất thường
Đàn ông có tuổi thường hay gặp vấn đề đường tiết niệu như đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần… thường là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến, nhưng cũng có thể là ung thư, bạn cần đến bác sĩ để làm PSA test (xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tiền liệt tuyến) để được phát hiện bệnh sớm.
1.8. Tinh hoàn bất thường
Đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy tinh hoàn có khối u hoặc sưng lên. Thông thường thì ung thư tinh hoàn có những khối u nhô lên không đau, cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc ở bìu. Bác sĩ sẽ khám nghiệm, cho chụp cắt lớp để tìm nguyên nhân.
1.9. Sốt không đáp ứng với điều trị thông thường
Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại một nhiễm khuẩn nào đó, cũng có thể là do tác dụng ngoại ý của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng… Không phải quá lo lắng, nhưng nếu sốt không thuyên giảm, không đáp ứng với các điều trị thông thường, không rõ nguyên nhân… thì rất có khả năng đó là dấu hiệu bệnh ung thư máu là điều cũng phải nghĩ đến.
1.10. Nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu
Hầu như ai cũng có lúc gặp phải chứng khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị do chế độ ăn uống, do stress… nhưng khi bạn đã thay đổi lối sống mà các biểu hiện trên vẫn không cải thiện, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân. Đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày.
1.11. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
Trong cuộc sống có nhiều điều khiến bạn mệt mỏi, hầu như không có gì là nghiêm trọng lắm, nhưng nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý… cũng không làm bạn hồi phục thì nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh bạch cầu, ung thư kết tràng, ung thư dạ dày… Chúng gây mất máu và làm cho bạn rất mệt mỏi.
1.12. Nuốt khó
Cảm cúm thông thường, trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết dịch vị hoặc khi bạn sử dụng một số thuốc… sẽ làm bạn khó nuốt, vướng vùng hầu họng… Nhưng nếu triệu chứng trên không biến chuyển tốt khi bạn đã điều trị bằng các thuốc antacid thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Nuốt khó cũng là dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
1.13. Xuất huyết âm đạo bất thường
Ra máu bất thường ở âm đạo mà không phải ở chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau quan hệ tình dục hoặc dịch âm đạo có máu… có thể nghĩ đến u xơ tử cung, do tác dụng ngoại ý của một số thuốc ngừa thai… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung, âm đạo. Nếu bạn đã mãn kinh nhưng vẫn xuất huyết bất thường thì đây chính là dấu hiệu bạn cần phải đến bệnh viện khám ngay.
1.14. Mảng trắng, đỏ ở miệng
Hầu hết các thay đổi ở vùng miệng, hơi thở hôi, viêm loét miệng… không nghiêm trọng, nhưng nếu xuất hiện những mảng trắng, đỏ, đau mà không thể lành được sau 2 tuần, nhất là khi bạn có hút thuốc thì nên đến gặp bác sĩ ngay vì đó chính là dấu hiệu của ung thư họng. Bạn cũng cần lưu ý thêm nếu thấy khối u nổi lên trong má, hàm cử động khó khăn, đau.
1.15. Sụt cân không rõ nguyên nhân
Đương nhiên là bạn sẽ giảm cân khi ăn kiêng, luyện tập thể dục thể thao hoặc bị một bệnh lý nào đó như: stress, bướu cổ… nhưng sẽ là bất thường nếu bạn bị sụt khoảng 5kg/tháng mà không biết vì nguyên nhân gì. Đây cũng có thể là dấu hiệu tiên khởi của ung thư tụy, ung thư dạ dày, thực quản hoặc ung thư phổi.
Nếu biết sớm những điều này để đi khám kịp thời, có thể tình trạng bệnh nhân bị tử vong vì ung thư không nhiều như hiện nay.
2. Cách phòng ngừa bệnh ung thư cần biết
Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, khám bệnh định kỳ, một trong những cách thức hữu hiệu đẩy lùi căn bệnh ung thư là có chế độ ăn hợp lý, lành mạnh.
Khoa học đã chứng minh có rất nhiều thực phẩm có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh ung thư cần biết:
Ngăn ngừa ung thư bằng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ dinh dưỡng khoa học mang lại sức khỏe dồi dào và tránh xa bệnh ung thư. Theo đó cần chú ý đến chế độ ăn uống để phòng ngừa ung thư hiệu quả, đó là:
- Thực phẩm phòng bệnh ung thư hiệu quả cần chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như: tỏi, các loại rau họ cải, trái cây họ cam quýt, cá hồi, táo, việt quất,…
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
- Cần lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Đồng thời có biện pháp bảo quản thực phẩm, thức ăn một cách tốt nhất.
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối, chứa nhiều dầu mỡ. Thay các món chiên, xào, rán,… bằng những món luộc, hấp.
- Hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Không nên ăn quá nhiều thịt, nhất là thịt đỏ. Thay vào đó hãy ăn thêm nhiều thịt trắng như cá, tôm, hải sản,…
- Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như bim bim, mì tôm,.. cũng là cách phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả.
Phòng tránh bệnh ung thư với chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý
- Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức quá khuya, không làm việc quá sức.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Tránh stress, căng thẳng, mệt mỏi,… Nếu bạn là người phải làm việc bận rộn thường xuyên, nên dành khoảng 5 phút tập thiền mỗi ngày để tinh thần được thư thái.
- Chỉ cần dành ra khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày cho những bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và mạch máu lưu thông tốt hơn. Việc làm nhỏ này có thể giúp bạn phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì, tăng cân quá nhanh, quá mức…