Điều trị hoóc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không?
Liệu pháp hooc môn là một phương pháp điều trị chính bệnh ung thư tuyến giáp. Trong quá trình điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản?
- Ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không?
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về phương pháp điều trị hoóc môn trong ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có nhiệm vụ điều hòa việc sản xuất hoóc môn giáp cho cơ thể. Hooc môn mà tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa nhịp tim huyết áp và trọng lượng cơ thể.
Điều trị hooc môn tuyến giáp là phương pháp chính điều trị ung thư tuyến giáp. Đa phần người bệnh khi phát hiện ung thư tuyến giáp sẽ đều phải phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Vì thế, việc bổ sung hooc môn thay thế là liệu pháp bắt buộc để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt hooc môn sau phẫu thuật.
Loại thuốc thường được chỉ định cho người bệnh ung thư tuyến giáp thường là levothyroxine. Mục đích chính trong điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp là:
- Cung cấp nội tiết tố tuyến giáp thiếu hụt sau phẫu thuật tuyến giáp để đảm bảo các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể.
- Ngăn ngừa tình trạng sản xuất hooc môn kích thích tuyến giáp là TSh của tuyến yên, giúp hạn chế nguy cơ tái phát sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp khác
Ngoài phương pháp điều trị hooc môn, còn có nhiều phương pháp phối hợp để điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ triệt căn khối u tuyến giáp ác tính một cách nhanh nhất. Tùy thuộc vào tình trạng khối u tuyến giáp và tình trạng di căn hạch nếu có bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hay cắt toàn bộ cộng với nạo vét hạch di căn.
- Điều trị iod phóng xạ I131 là phương pháp thường được chỉ định sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, nhằm phòng ngừa nguy cơ tái phát và di căn. Hoặc các trường hợp sau điều trị ổn định bị tái phát lại cũng thường được chỉ định áp dụng phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là I131 chỉ hấp thụ trên các tế bào ung thư giáp còn sót lại không gây ảnh hưởng đến cơ quan khác nên ít gây tác dụng phụ. Nhược điểm của phương pháp là lượng phóng xạ tồn dư trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác nên người bệnh phải cách ly trong một thời gian nhất định sau điều trị.
- Xạ trị chiếu ngoài là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư bằng các tia bức xạ năng lượng cao. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp ung thư tuyến giáp có di căn sang các bộ phận, cơ quan khác.
- Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư có trong cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Phương pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp ung thư tuyến giáp có di căn sang cơ quan khác.
Điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không
Việc bổ sung hooc môn tuyến giáp thay thế là việc người bệnh ung thư tuyến giáp phải áp dụng cả đời. Nhiều chị em sau khi điều trị ổn định, sinh con thì có thắc mắc trong quá trình điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không. Vậy thực sự thuốc hoóc môn tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ khi bú mẹ không? Bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây.
Theo các nghiên cứu đã chứng minh, chỉ có một lượng nhỏ thuốc hoóc môn tuyến giáp vượt qua hàng rào sữa mẹ. Vì thế khi đang sử dụng thuốc hoóc môn tuyến giáp chị em phụ nữ vẫn có thể cho trẻ bú mẹ như bình thường. Để yên tâm hơn, bạn có thể uống thuốc hoóc môn tránh xa thời điểm cho bé bú mẹ.
Bên cạnh đó, hooc môn tuyến giáp còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết sữa. Nếu mẹ bổ sung lượng hooc môn không phù hợp hoặc tự ý dừng uống hoóc môn sẽ làm giảm lượng sữa hoặc mất sữa. Kể cả khi cho con bú hoặc đang mang thai, bạn đều nên duy trì lượng hooc môn đều đặn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình cho con bú phụ nữ bị ung thư tuyến giáp cũng cần đi kiểm tra định kì xem liều lượng hoóc môn đang dùng còn phù hợp không để bác sĩ căn chỉnh lại liều lượng hooc môn sao cho phù hợp. Việc thừa hoặc thiếu hooc môn đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và việc tiết sữa cho con bú.
Lưu ý khi điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp
Đáp án cho câu hỏi điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không đã có câu trả lời. Vậy trong quá trình sử dụng hooc môn tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý những gì để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất? Bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
Sử dụng hooc môn đúng liều lượng bác sĩ hướng dẫn
Mỗi một cá thể người bệnh sẽ có liều dùng hooc môn phù hợp khác nhau. Vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc hooc môn bạn cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tự ý tăng liều dùng bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như tăng nhịp tim, loạn nhịp, thèm ăn, mất ngủ, run tay chân. Nếu tự ý giảm liều có thể gây ra tác dụng phụ mệt mỏi thường xuyên, hụt hơi,… do suy giáp.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý theo dõi, tái khám định kỳ thường xuyên để đánh giá về sự thay đổi nồng độ hoóc môn trong cơ thể, bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng hooc theo từng thời điểm. Nhất là phụ nữ trong thời gian mang thai nhu cầu về hooc môn sẽ có thay đổi, cần phải điều chỉnh lại.
Thời điểm sử dụng hooc môn
Thuốc hoóc môn tuyến giáp hấp thu tốt nhất khi bụng rỗng chưa có thức ăn. Vì thế, thời điểm lý tưởng để sử dụng hooc môn tuyến giáp trước 30 phút. Tốt nhất, người bệnh nên cố định thời điểm sử dụng hooc môn tuyến giáp vào cùng 1 thời điểm hàng ngày.
Lưu ý về các tác dụng phụ có thể xảy ra
Sử dụng thuốc hoóc môn tuyến giáp, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như Sụt cân, đánh trống ngực, dễ kích thích, tiêu chảy, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ… Nếu gặp các tác dụng này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh lại liều hoóc môn cho phù hợp, tránh gây các bất lợi cho sức khỏe.
Một số tương tác bất lợi nên tránh
Một loại thuốc khi sử dụng kết hợp với hooc môn tuyến giáp có thể gây ra các bất lợi như làm giảm hấp thu hoặc tăng đào thải thuốc hooc môn. Một số loại thuốc có thể làm cản trở sự hấp thu của hooc môn tuyến giáp như thuốc ức chế bơm proton (PPI), statin, sắt, calci, magie, raloxifene và estrogen…
Nếu phải dùng thêm các loại thuốc này, người bệnh cần lưu ý uống tránh xa thuốc hoóc môn tuyến giáp cách nhau ít nhất 4 giờ. Một số loại thuốc bổ khác cũng cần nên uống tránh xa thuốc hoóc môn tuyến giáp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của nhau. Tốt nhất, nếu đang dùng loại thuốc điều trị bệnh khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về thời điểm dùng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tương tác với nhau.
Một số lưu ý khác
Bên cạnh sử dụng thuốc hooc môn tuyến giáp người bệnh cũng cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học như bổ sung nhiều rau xanh hữu cơ, ăn đa dạng các loại hoa quả để tăng cường chất oxy hóa cho cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần rèn luyện thể dục thể thao, tập luyện với mức độ phù hợp để tăng cường sức khỏe, thể trạng.
Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã nắm rõ đáp án cho câu hỏi điều trị hooc môn ung thư tuyến giáp có cho con bú được không. Việc sử dụng thuốc hooc môn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi bú mẹ, vì thế người bệnh vẫn có thể cho con bú bình thường khi đang dùng hooc môn tuyến giáp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: