[Mách bạn] Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì?
Uống nước lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì là một câu hỏi mà được rất nhiều người tìm hiểu. Bởi vì đu đủ là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Trái đu đủ rất thơm ngon và bổ dưỡng tuy nhiên không phải ai biết đến công dụng của nước lá đu đủ. Vậy uống nước lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì thì các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Tác dụng bất ngờ của ớt trong việc chữa ung thư mà mọi người không nên bỏ qua
- Sự thật tác dụng chữa ung thư đáng kinh ngạc của cây hương thảo?
Nội dung bài viết
1. Lá đu đủ là gì?
Cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya, đây là loại cây rất phổ biến Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Nguồn gốc xuất phát của trái đu đủ là miền nam Mexico, miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ.
Loài cây này có thân cao từ 3 đến 10m, ít khi tạo nhánh (nếu có nhánh thì thường ở phần ngọn), lá của cây đu đủ khá to, có hình chân vịt, lá mọc cách, so le và không có lá kèm.
Ở nước ta, nếu như được cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất, cây đu đủ có thể mọc khoảng 55 đến 60 lá mỗi năm. Tuổi thọ của lá đu đủ là khoảng 3 đến 4 tháng. Bên cạnh quả thì nước nấu lá đu đủ còn được xem là một bài thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Đặc biệt là phải kể đến các bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư phổi hay ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng nước nấu từ lá cây đu đủ trong một thời gian dài sẽ còn có thể giúp nâng cao sức khỏe.
2. Đặc điểm để nhận biết lá đu đủ
Lá đu đủ là một bộ phận của cây đu đủ. Lá của cây đu đủ thường thì có phần cuống dài và phần bản to. Loại lá này có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Lá cây đu đủ được chia thành 2 loại chính đó là lá cây đực và lá cây cái.
2.1. Lá đu đủ đực
Lá cây đực thường sẽ mọc thành từng chùm ở phần ngọn và phần thân của cây. Phần cuống lá được kéo dài từ 15cm đến 20cm. Bề mặt của lá đu đủ đực được chia thành 6 đến 10 thùy với kích thước của mỗi thùy khác nhau. Bề mặt bên dưới của lá sẽ có màu nhạt hơn và các đường gân nổi rõ. Lá của cây đu đủ sau khi héo thì sẽ có màu vàng. Khi phơi khô lá sẽ chuyển sang màu nâu và giòn dễ vỡ nát.
Lá đu đủ đực có màu xanh đậm và nhỏ hơn so với cây cái. Trong lá cây đu đủ đực có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn lá đu đủ cái. Những thành phần này thường rất hữu ích trong việc điều trị các loại bệnh lý như các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, ung thư, da liễu,…
2.2. Lá đu đủ cái
Loại này thường có kích thước lớn và màu sắc nhạt hơn so với lá của cây đu đủ đực. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng có trong lá cây đu đủ cái cũng ít hơn nên cũng thường bị hạn chế sử dụng hơn so với lá đu đủ cái.
3. Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì?
3.1. Điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là 1 bệnh truyền nhiễm do muỗi là trung gian truyền bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 50 đến 200 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Theo các nghiên cứu, chiết xuất lá đu đủ có khả năng giúp làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị nhiễm sốt xuất huyết và ngoài ra còn có công dụng hạ sốt.
3.2. Cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Lá đu đủ có công dụng giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Ngoài ra, còn giúp giảm tình trạng đầy hơi xảy ra trong lúc đau bụng kinh. Theo nghiên cứu, trà hay thuốc sắc được làm từ lá đu đủ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như khó tiêu, đau đầu, đau và buồn nôn.
3.3. Điều trị các vấn đề về da
Theo một số các nghiên cứu, thuốc sắc lá đu đủ có khả năng chống ung thư, đặc biệt là đối với ung thư da. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng lá đu đủ còn có tác dụng giúp tiêu diệt tế bào ung thư ở người tốt hơn các phương thuốc truyền thống khác.
3.4. Duy trì sức khỏe gan
Các gốc tự do trong cơ thể tác động vào gan có thể làm dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan. Trong một nghiên cứu mới đây, người ta nhận thấy sử dụng nước nấu lá đu đủ có thể cung cấp sự hỗ trợ tăng cường chức năng gan do có chất chống oxy hóa và vitamin E.
3.5. Công dụng của lá đu đủ – Điều trị sốt rét
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do 1 loại ký sinh trùng có tên là Plasmodium gây ra. Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, dùng lá đu đủ hằng ngày ở bệnh nhân sốt rét giúp làm tăng các tế bào hồng cầu và đồng thời làm giảm số lượng ký sinh trùng trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng những tổn thương gan do ký sinh trùng sốt rét gây ra.
3.6. Giúp cải thiện tâm trạng rất tốt
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính của sự thay đổi tâm trạng và các rối loạn tâm thần khác là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin C. Lá đu đủ hay thuốc sắc từ có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng do thay đổi tâm trạng hay trầm cảm.
3.7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn
Các enzyme có trong đu đủ như papain, protease và chymopapain có tác dụng giúp hỗ trợ protein và tiêu hóa carbohydrate. Nhờ đó mà giúp giảm bớt tình trạng táo bón, hội chứng ruột kích thích, ợ nóng, đầy hơi hay các vấn đề tiêu hóa khác. Ngoài ra, lá đu đủ còn giúp tăng cường chức năng đường tiêu hóa.
3.8. Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Hoạt chất papain trong lá đu đủ được cho là có tác dụng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Cùng với đó, một số vitamin và khoáng chất khác trong lá đu đủ có tác dụng giúp điều trị tình trạng mệt mỏi kéo dài và duy trì mức năng lượng ở một người.
3.9. Tác dụng của lá đu đủ – Giảm viêm
Viêm trong cơ thể cũng có thể do một số dị ứng hay một số bệnh lý như tiểu đường, vàng da và xơ gan gây ra. Và lá đu đủ có đặc tính kháng viêm nên có công dụng giúp cải thiện các tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể.
3.10. Cải thiện độ nhạy insulin
Các hoạt chất sinh học có trong lá đu đủ có công dụng giúp cải thiện độ nhạy insulin cũng như các biến chứng thứ phát của bệnh lý tiểu đường, như gan nhiễm mỡ, tổn thương thận hay stress. Theo các nghiên cứu trên một số bệnh nhân tiểu đường thì việc sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược lá đu đủ có công dụng giúp giảm đường huyết rất tốt.
3.11. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Sự có mặt của polyphenol trong nhiều loại thực vật có công dụng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu, trong lá đu đủ có các hợp chất phenolic nên sẽ giúp bảo vệ tim và tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn trong cơ thể.
3.12. Điều trị chứng ợ nóng
Lá đu đủ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, táo bón và hội chứng ruột kích thích. Trong một nghiên cứu được tiến hành trong thời gian gần đây, người ta phát hiện ra rằng tình trạng khó tiêu mãn tính việc đã được cải thiện đáng kể khi sử dụng nước lá đu đủ.
3.13. Lá đu đủ khô có tác dụng gì – Giúp kích thích mọc tóc
Trong lá đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, các enzyme như papain cũng như các vitamin như A và C. Các hợp chất này có công dụng giúp cải thiện những vấn đề về tóc như gàu và hói, giúp kích thích mọc thêm tóc và làm cho mái tóc của bạn trở nên bóng mượt tự nhiên.
3.14. Có đặc tính chống ung thư
Theo một số nghiên cứu, các chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng chống tăng sinh và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nguyên nhân là do trong lá đu đủ có chứa một loạt hợp chất chống ung thư cũng như các chất chống oxy hóa.
3.15. Giúp giải độc cơ thể
Lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì thì cuối cùng phải để đến đó là công dụng giúp giải độc cơ thể. Sự có mặt của các chất phytochemical như flavonoid và alkaloids cùng với các enzyme như papain có trong lá đu đủ hoạt động như những chất giải độc, đồng thời giúp bảo vệ gan và thận khỏi một số các tác nhân gây viêm.
4. Uống lá đu đủ như thế nào?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên sử dụng lá đu đủ đã phơi khô thay vì lá đu đủ tươi. Lý do bởi vì lá đu đủ tươi thường có vị rất đắng, khó uống mà bên cạnh đó còn chứa nhiều nhựa, vì vậy khi nấu nước sẽ rất khó để loại bỏ lượng nhựa này. Trong khi đó, lá đu đủ sau khi đã phơi khô vừa làm mất đi nhược điểm lá tươi vừa có thể cho phép chúng ta quan sát được độ đậm nhạt của màu nước từ đó mà gia giảm liều lượng cho phù hợp.
Lá đu đủ thì không khó để chế biến thành nước uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu nước lá đu đủ và uống nước từ lá cây đu đủ đúng. Nước lá đu đủ có thể nấu lên cùng nước lọc và kết hợp cùng với một vài nguyên liệu khác.
Để nước có thể bảo quản nước lá đu đủ được lâu hơn, bạn nên để vào ngăn mát của tủ lạnh. Bên cạnh đó, mọi người còn có thể chế biến nước lá đu đủ giống như việc pha trà uống hằng ngày. Bạn có thể sử dụng một ít lá cây đu đủ khô và hãm cùng với nước sôi nóng. Chỉ sau khoảng 15 phút là đã có thể rót ra ly để thưởng thức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiến hành xay lá đu đủ tươi và lọc lấy nước uống.
5. Nấu nước lá đu đủ tại nhà như thế nào?
5.1. Cách nấu nước lá đu đủ đã phơi khô
Chúng ta có thể sử dụng lá đu đủ khô để nấu nước theo các bước sau:
Nguyên liệu:
- Lá đu đủ sấy khô;
- Nước lọc khoảng 2 lít.
Cách thực hiện:
- Cho nước lọc và lá đu đủ đã phơi khô vào nồi
- Đun nước cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để tiếp tục nấu
- Nấu hỗn hợp trên cho tới khi lượng nước giảm còn một nửa thì dừng lại
- Tiến hành lọc bỏ phần bã và sau đó uống nước lá đu đủ sau khi sắc
5.2. Cách nấu nước lá đu đủ tươi cùng với chanh
Nước lá đu đủ tươi khá khó uống do có vị đắng. Do đó chúng ta có thể kết hợp nấu lá đu đủ tươi với một số nguyên liệu để mang lại hương vị thơm ngon và dễ uống hơn.
Nguyên liệu:
- 10 lá đu đủ tươi
- 2 – 3 thìa đường
- Nước cốt nửa quả chanh
- Khoảng 240ml nước
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch lá đu đủ rồi cắt thật nhỏ
- Xay lá đu đủ tươi cùng với nước ấm
- Lọc hỗn hợp đã xay bằng rây hay vải màn
- Sau đó thêm một ít nước cốt chanh đã chuẩn bị từ trước
- Thêm đường vào hỗn hợp nước lá đu đủ và nước cốt chanh ở trên. Nếu không thích đường có thể sử dụng bằng mật ong
- Thêm một ít nước lọc nếu nhận thấy hỗn hợp quá đặc rồi tiến hành xay tiếp cho đến khi thu được hỗn hợp mịn
- Cho nước lá đu đủ đã chế biến vào tủ lạnh để làm mát rồi sau đó thưởng thức.
5.3. Cách nấu nước lá đu đủ tươi cùng với sả
Khi sử dụng kết hợp với sả sẽ giúp nước lá đu đủ thơm ngon và nhiều dưỡng chất hơn.
Nguyên liệu:
- Sả khô: 10 gram;
- Lá đu đủ: 90 gram;
- Nước lọc: 2 lít.
Cách thực hiện:
- Đổ nước sạch vào nồi, cho sả cùng với lá đu đủ vào rồi đun sôi;
- Khi nước sôi hãy vặn nhỏ lửa rồi sau đó đun tiếp trong 30 phút;
- Tắt bếp, lọc lấy phần nước lá đu đủ ra để uống trong ngày.
6. Những ai nên sử uống nước lá đu đủ?
Như trình bày ở trên nước lá đu đủ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Những thành phần này có thể giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh lọc gan, nâng cao sức khỏe và cung cấp dưỡng chất cho tóc,… Với những công dụng hữu ích cho sức khỏe kể trên, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng nước lá cây đu đủ.
Đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, xơ gan, gan nhiễm mỡ, các bệnh về da hay những người mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu,… Mọi người nên kiên trì sử dụng nước nấu từ lá đu đủ hàng ngày. Bởi vì như vậy sẽ giúp nâng cao sức khỏe của bản thân và giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm một cách hiệu quả nhất.
7. Uống lá đu đủ có tác hại gì hay không? Lưu ý khi dùng nước lá đu đủ
- Nước lá đu đủ được nấu hoàn toàn bằng nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng lá cây đu đủ hoàn toàn không có tác hại cho sức khỏe.
- Kiên trì sử dụng loại nước này sẽ giúp mang đến rất nhiều hiệu quả tốt cho cơ thể, làn da và mái tóc.
- Tuy nhiên, khi sử dụng nước lá cây đu đủ, bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải và đều đặn. Tránh việc lạm dụng quá nhiều vì có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng lá cây đu đủ để điều trị bệnh ung thư thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể đảm bảo an toàn đối với bản thân cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến các bạn về vấn đề lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho độc giả. Tuy nhiên các bạn vẫn không nên tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả không tốt với sức khỏe.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK