Trào ngược thực quản gây khó thở là do đâu? Có nguy hiểm không?
Trào ngược thực quản gây khó thở là một trong những triệu chứng điển hình mà nhiều người mắc bệnh phải gặp phải. Vậy trào ngược thực quản gây khó thở là do đâu và có nguy hiểm không? Các bạn hãy cùng Genk STF khám phá rõ hơn những bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về trào ngược thực quản
Trước khi tìm hiểu trào ngược thực quản gây khó thở, các bạn nên nắm được một số thông tin về căn bệnh này qua những khía cạnh dưới đây.
1.1. Bệnh trào ngược thực quản là gì?
Trào ngược thực quản có nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược thực quản dạ dày hay trào ngược axit. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đây đều là để chỉ 1 bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi lượng axit và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên phía thực quản.
u
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Trào ngược thực quản do thực quản gặp vấn đề như thoát vị cơ hoành, suy cơ thắt dưới thực quản.
- Bệnh có thể do dạ dày có vấn đề như viêm dạ dày, hẹp môn vị, chức năng của dạ dày suy giảm,…
- Những người béo phì.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Đối tượng có chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây như thuốc kháng sinh, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm.
- Những người nghiện rượu bia, có thói quen hút thuốc lá.
1.3. Triệu chứng trào ngược dạ dày
Trào ngược thực quản làm cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Có thể kể đến như:
- Khó thở.
- Phần sau xương ức nóng rát.
- Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.
- Nuốt khó, đau buốt khi nuốt.
- Viêm họng, viêm thanh quản, hen suyễn.
- Ho nhiều, khàn giọng.
- Buồn nôn và nôn.
- Nước bọt tiết ra nhiều hơn, đắng miệng, hôi miệng.
2. Vì sao trào ngược thực quản gây khó thở?
Khó thở là một trong những triệu chứng khó chịu đối với người bị trào ngược thực quản. Thậm chí, khó thở còn làm cho người bệnh xuất hiện các cơn ho và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
2.1. Nguyên nhân gây khó thở ở người bị trào ngược thực quản
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản gây khó thở có thể xuất phát từ 1 trong những yếu tố sau:
- Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và tác động cả vào những đường dẫn khí nhỏ. Điều này gây nên hiện tượng co lại của những đường dẫn khí. Vì thế, việc vận chuyển khí trở nên khó khăn, dẫn đến khó thở.
- Các đầu dây thần kinh phần dưới bị kích thích do tác động của lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Cơ trơn của thực quản sẽ co lại khi các đầu dây thần kinh dưới bị kích thích. Điều này kéo theo đường thở cũng co lại và gây khó thở.
- Người bị trào ngược thực quản khi ăn quá nhiều sẽ khiến đường thực quản lớn chịu áp lực tăng lên, khiến khí quản bị chèn ép. Vì thế, người bệnh sẽ có triệu chứng thở bị đứt quãng và dẫn đến khó thở.
2.2. Lý giải trào ngược thực quản gây khó thở
Bác sĩ lý giải cho tình trạng khó thở ở người trào ngược thực quản như sau: Lượng axit dạ dày ở những người khỏe mạnh sẽ tăng lên đến mức cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Lượng axit tăng lên bao nhiêu thì để trung hòa axit, đảm bảo nồng độ pH trong dạ dày ổn định thì một lượng bazơ sẽ tiết ra tương ứng.
Tuy nhiên, những người bị trào ngược dạ dày thì lượng axit tiết ra nhiều và gây dư thừa. Trong khi đó, lượng bazơ tiết ra không kịp hoặc không đủ để trung hòa lượng axit trong dạ dày. Lượng axit nhiều sẽ tạo áp lực và làm cho cơ thắt thực quản mở ra, khiến thức ăn và dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, chúng sẽ bị chèn tại vòm họng và khiến người bệnh bị khó thở.
2.3. Khó thở do trào ngược thực quản khác các bệnh khác như thế nào?
Khó thở đôi khi cũng có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác. Vậy làm thế nào để nhận biết khó thở do trào ngược dạ dày thì các bạn hãy dựa vào những đặc điểm sau:
- Người bệnh cảm thấy vùng ngực, xương ức đau tức. Sau đó, cơn đau sẽ lan tỏa ra phía lưng. Cơn đau thường xuất hiện bất chợt theo từng cơn chứ không âm ỉ hay kéo dài. Sự xuất hiện cơn đau đột ngột khiến người bệnh khó thở, thở gấp.
- Khó thở do trào ngược thực quản thường xuất hiện nhiều khi ngủ hoặc sau khi ăn. Các cơn trào ngược trong khi ăn khiến người bệnh có cảm giác bị đè ép ở lồng ngực, gây nên tình trạng khó nuốt. Trong khi ngủ, người bệnh sẽ thở gấp và kèm theo cảm giác khó thở.
- Trào ngược thực quản gây khó thở nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về hô hấp. Có thể kể đến như rát họng, ho khan, ho có đờm hay hen suyễn.
- Khó thở do trào ngược thực quản dạ dày ít gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mà thường gặp nhiều ở người trưởng thành.
3. Trào ngược thực quản gây khó thở nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược thực quản gây khó thở cũng là lúc bệnh ngày càng nghiêm trọng. Lúc này, ngoài khó thở, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đó là:
3.1. Những vấn đề về đường hô hấp
Axit dạ dày trào ngược không chỉ tràn lên thực quản mà còn có nguy cơ xâm lấn vào phổi, khiến phổi bị sưng tấy và tổn thương. Vì thế, dẫn đến một số vấn đề về đường hô hấp như:
- Viêm thanh quản.
- Viêm phổi.
- Viêm họng.
- Thở khò khè.
- Khàn giọng.
- Ho khan.
- Hen suyễn trở nặng.
3.2. Viêm thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản còn gây biến chứng viêm thực quản do lượng axit xâm nhập, làm tổn thương thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng cổ họng nóng rát và cảm giác đau khi nuốt diễn ra thường xuyên.
3.3. Hẹp thực quản
Axit trào ngược từ dạ dày lên sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tác động và ăn mòn dần dần. Theo thời gian, sự tổn thương ở niêm mạc khó có thể phục hồi như ban đầu. Cộng thêm sự tác động của axit sẽ khiến niêm mạc thực quản hình thành ác mô sẹo nhấp nhô, gây hẹp thực quản. Hẹp thực quản làm cho người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, uống nước và gây đau đớn, khó chịu.
3.4. Barrett thực quản
Trào ngược thực quản gây khó thở nếu không điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là barrett thực quản. Bệnh lý này xảy ra khi có sự bất thường ở các tế bào lót trong thực quản. Tỷ lệ mắc ung thư thực quản từ barrett cao gấp 30 đến 125 lần so với những người không bị barrett thực quản.
3.5. Ung thư thực quản
Biến chứng nguy hiểm và đáng sợ nhất của trào ngược thực quản là ung thư thực quản. Khi có sự hình thành và phát triển của khối u ác tính ở thực quản sẽ dần dần phá vỡ thành thực quản. Các tế bào ung thư sẽ có cơ hội xâm lấn sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể và lúc này nguy cơ tử vong là rất cao.
Những triệu chứng điển hình của ung thư thực quản là khàn tiếng, khó nuốt, đau khi nuốt, sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
4. Điều trị trào ngược thực quản gây khó thở như thế nào?
Để kiểm soát triệu chứng và điều trị trào ngược thực quản gây khó thở đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ triệu chứng và tình trạng bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Phổ biến các phương pháp được dùng để điều trị thường là:
4.1. Sử dụng thuốc Tây
Một số nhóm thuốc sau sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị trào ngược thực quản gây khó thở:
Thuốc giảm tiết, trung hòa axit dạ dày
Tác dụng của những loại thuốc này là hạn chế tình trạng tiết axit từ dạ dày. Đồng thời, trung hòa lượng axit, tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như thực quản.
Một số loại thuốc thuốc nhóm này là thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole, Lansoprazole… Loại thứ hai là thuốc ức chế thụ thể H2 như Famotidin, Cimetidin…
Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới
Tác dụng của những thuốc này là nhằm giảm triệu chứng trào ngược, trong đó có khó thở. Thường dùng là thuốc Domperidone, Metoclopramide…
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Mục đích khi sử dụng các loại thuốc này nhằm tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước lượng axit dư thừa. Một số thuốc thường được chỉ định là Misoprostol, Alginat, Dimeticol…
Lưu ý: Thuốc Tây cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao và hạn chế các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng mà phải có sự kê đơn của bác sĩ.
4.2. Sử dụng thảo dược
Một số thảo dược dưới đây có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược thực quản cũng được đánh giá tốt:
- Cúc La Mã.
- Cam Thảo.
- Hoàng Liên.
- Hậu Phác.
- Ngô Thù Du.
- Bán Hạ Bắc.
- Thương Truật.
- Gừng.
Các thảo dược này có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng. Góp phần làm lành vết loét, giảm viêm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, những thảo dược này không có tác dụng điều trị trào ngược thực quản mà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng. Do đó, việc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.
5. Nguyên tắc phòng ngừa khó thở do trào ngược thực quản
Để cải thiện tình trạng trào ngược thực quản gây khó thở, người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực và lành mạnh theo những nguyên tắc sau:
5.1. Nguyên tắc trong ăn uống
- Những thực phẩm nên ăn: Tăng cường các chất xơ cho cơ thể. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất béo có lợi, vitamin, thực phẩm giàu đạm dễ tiêu…
- Tránh xa các thực phẩm gây hại và làm trầm trọng triệu chứng do trào ngược thực quản gây ra. Đó là các thực phẩm chiên rán, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường, thực phẩm lên men,… Nên hạn chế muối trong quá trình nấu nướng.
- Ngay sau khi ăn, người bệnh không nên nằm ngay mà hãy vận động nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi 5 – 10 phút để quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, giảm tình trạng trào ngược axit. Đối với bữa tối nên đảm bảo khoảng cách ăn bữa tối và thời gian đi ngủ ít nhất là 3 giờ đồng hồ.
- Không nên để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn. Thay vì ăn 3 bữa chính, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm lượng axit do dạ dày tiết ra và giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn.
- Tuyệt đối không bỏ bữa, không ăn tối quá muộn.
5.2. Nguyên tắc trong sinh hoạt, lối sống
- Giữ và kiểm soát cân nặng ổn định. Nếu đang thừa cân hãy lên kế hoạch giảm cân bằng ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp.
- Khi ngủ nên kê cao gối một chút và nằm nghiêng bên trái. Như vậy, áp lực lên dạ dày sẽ giảm đáng kể và giảm tình trạng trào ngược thực quản gây khó thở.
- Nói không với thuốc lá, kể cả hút chủ động và hút thụ động.
- Người bệnh nên ngừng uống rượu bia, chất kích thích, đồ uống có gas nhằm giảm triệu chứng do trào ngược thực quản gây ra.
- Nên lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi để mặc. Không nên mặc đồ bó sát sẽ khiến áp lực lên thành dạ dày tăng, điều này càng làm gia tăng triệu chứng của trào ngược thực quản.
- Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh để stress, căng thẳng kéo dài.
Kết luận
Trào ngược thực quản gây khó thở khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng khó thở, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
XEM VIDEO: VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị