Viêm phế quản ở người lớn: Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?
Viêm phế quản ở người lớn là căn bệnh xảy ra nhiều vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Vậy nguyên nhân gây viêm phế quản ở người lớn do đâu và điều trị thế nào? Các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn qua những nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Viêm phế quản ở người lớn là gì?
Viêm phế quản người lớn là tình trạng viêm nhiễm ở ống phế quản. Tình trạng ống phế quản bị viêm nhiễm sẽ làm tổn thương lớp tế bào trong ống phế quản, khiến phù nề niêm mạc ống phế quản. Điều này gây ra hiện tượng phù nề các cơn trơn dưới lớp mô, lượng dịch nhầy do ống phế quản tiết ra nhiều hơn, khiến phế quản bị bít tắc. Vì thế, người bị bệnh thường bị ho, khạc ra đờm, khó thở, thở khò khè.
Tùy theo mức độ của bệnh mà viêm phế quản được chia làm 2 thể là thể cấp tính và mạn tính. Cụ thể như sau:
- Viêm phế quản cấp tính: Thông thường ở thể này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh sẽ cải thiện sau 5 – 7 ngày.
- Viêm phế quản mạn tính: Viêm phế quản cấp tính điều trị sai cách hoặc không được điều trị sớm sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh kéo dài lên đến hàng tháng và thường lặp đi lặp lại là lúc bệnh đã chuyển sang thể mạn tính. Ở thể này, việc điều trị khó khăn, khó trị dứt điểm mà chỉ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng viêm phế quản ở người lớn
Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Ho: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh. Các cơn ho sẽ tăng dần và kéo dài từng cơn theo thời gian nếu không được điều trị. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm (đờm thường sẽ là màu xanh đậm hoặc vàng). Nếu bệnh nghiêm trọng hơn còn có thể ho ra máu.
- Sốt: Sốt cao hoặc sốt nhẹ nhưng sốt dai dẳng và hầu như việc dùng thuốc hạ sốt không mấy hiệu quả. Sốt kèm theo sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi…
- Khó thở: Người bệnh sẽ thấy khó thở, tức ngực, thở rít, thở khò khè. Kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
Nhìn chung, các triệu chứng viêm phế quản kể trên khá giống với bệnh cảm cúm. Vì thế, người bệnh thường chủ quan hoặc điều trị sai cách dẫn đến bệnh chuyển nặng. Do đó, để tránh nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp khác, bạn nên đi thăm khám bác sĩ nếu như các dấu hiệu trên kéo dài 5 ngày mà không thuyên giảm.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần biết được đâu là nguyên nhân gây viêm phế quản. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh, các bạn hãy cùng tìm hiểu:
- Virus: Đây là tác nhân phổ biến, gây ra đến hơn 90% các ca mắc viêm phế quản. Ở người lớn một số virus gây bệnh thường là virus đại thực bào, virus cúm, đại dịch SARS…
- Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như vi khuẩn gây mủ, vi khuẩn chlamydia… cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản.
- Sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh hơn so với người khỏe mạnh. Do đó, với nguyên nhân này thì đa phần những người già hay người đang mắc bệnh lý nào đó sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn những người khác.
- Các bệnh lý về hô hấp: Nguy cơ mắc viêm phế quản sẽ cao hơn ở những người có bệnh lý về đường hô hấp như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, trào ngược dạ dày…
- Khói thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc lá rất độc hại và là chất làm tổn thương hệ hô hấp cũng như phổi. Do đó, những người hút thuốc lá và hít khói thuốc lá thường xuyên sẽ có tỷ lệ bị viêm phế quản cao hơn những người khác.
- Yếu tố công việc: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, tiếp xúc với hóa chất sẽ làm cho hệ hô hấp dễ bị tổn hại. Bởi vậy, nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
- Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ khiến phế quản bị kích ứng, gây sưng viêm và là tác nhân làm người lớn bị viêm phế quản.
4. Chẩn đoán viêm phế quản ở người lớn như thế nào?
Để đưa ra kết luận chính xác về mức độ viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi thăm những triệu chứng mà người bệnh gặp phải ở thời điểm hiện tại và thời gian gần đây. Kết hợp với đó là hỏi về tiền sử bệnh tật của bản thân cũng như gia đình.
Thăm khám cận lâm sàng
Để chắc chắn người bệnh có bị viêm phế quản hay không, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm một số xét nghiệm khác. Đó là:
Chụp X-quang phổi
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang phổi đối với những người bệnh có dấu hiệu khạc đờm, ho. Kèm theo đó là một số những triệu chứng sau:
- Độ tuổi của người bệnh là trên 75.
- Nhịp thở là trên 24 lần/phút.
- Mạch đập là trên 100 lần/phút
- Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, tức là người bệnh bị sốt.
- Khi thăm khám phổi, có ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc phổi.
Thực hiện xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh
Chỉ những tình huống đặc biệt sau bác sĩ mới chỉ định làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh:
- Bác sĩ muốn xác định vi sinh gây bệnh viêm phế quản có đặc điểm như thế nào ở cấp địa phương đó. Trên cơ sở này sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp.
- Những người đã được chỉ định điều trị kháng sinh khi được chẩn đoán viêm phế quản cấp nhưng không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện coi cấy đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm cơ sở để kê đơn kháng sinh hợp lý hơn thông qua việc xác định được khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
5. Người lớn bị viêm phế quản được điều trị bằng cách nào?
Bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị tích cực ngay từ giai đoạn sớm sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh phổi mạn tính.
- Suy hô hấp.
- Hen phế quản.
- Ung thư phế quản, ung thư phổi.
Những biến chứng trên đều rất nguy hiểm và việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn. Do đó, người bệnh cần chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để sớm đi thăm khám và được điều trị kịp thời. Hiện nay, điều trị viêm phế quản ở người lớn chủ yếu là dùng thuốc Tây, kết hợp các biện pháp hỗ trợ để mang lại hiệu quả nhanh hơn.
Thuốc Tây điều trị bệnh
Tùy từng triệu chứng, mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc tương ứng. Phổ biến nhất là các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng viêm
Niêm mạc phế quản bị phù nề và viêm nên lúc này sử ụng thuốc kháng viêm sẽ rất cần thiết để giảm tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh không lạm dụng loại thuốc này mà cần dùng theo đúng liều lượng, liệu trình mà bác sĩ đã hướng dẫn.
- Thuốc ho, long đờm
Triệu chứng của viêm phế quản là gây ho, có đờm. Do đó, để giúp làm tiêu đờm, giảm lượng đờm tiết ra, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc long đờm như carbocistein, acetylcysteine, bromhexin… Thuốc sẽ giúp ống phế quản được thông suốt nên việc thở của người bệnh sẽ dễ dàng hơn. Để hỗ trợ long đờm, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên uống nhiều nước ấm.
Trong trường hợp ho nhiều, gây mất ngủ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc ho. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
- Thuốc hạ sốt
Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt theo đúng thời gian, liều lượng. Loại thuốc an toàn thường được chỉ định là Paracetamol. Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Ibuprofen.
- Thuốc giãn phế quản
Người bệnh nếu khó thở, thở khò khè ở mức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm thuốc giãn phế quản nhằm giúp quá trình hô hấp dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng sinh
Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản là do virus thì sẽ không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng cho người bệnh.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi người lớn bị viêm phế quản là amoxicillin, quinolone, penicillin, ampicillin,…
- Vitamin và các khoáng chất
Trong trường hợp cần thiết nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho người bệnh, bác sĩ sẽ kê thêm một số vitamin, khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể.
Những biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh
Để gia tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa viêm phế quản, người bệnh nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ hữu ích dưới đây:
- Để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ làm long đờm và làm dịu cổ họng, người bệnh nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Người bệnh có thể làm dịu cổ họng, giảm ho bằng cách sử dụng hỗn hợp mật ong với chanh pha nước ấm.
- Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống chọi lại bệnh tật.
- Vận động mỗi ngày, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực và lòng bàn chân.
- Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước mũi sinh lý, kết hợp xì mũi khi cần thiết để làm thông thoáng đường thở.
- Dùng nước muối ấm pha loãng súc miệng hàng ngày vài lần để làm sạch họng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
- Làm ẩm không khí trong phòng để giảm ho, dễ thở hơn và giúp cổ họng không bị khô.
- Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất độc hại, thuốc lá, khói bụi.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng đãng.
- Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đến nơi công cộng.
- Rửa tay thường xuyên sau mỗi công việc, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và đi từ ngoài về nhà.
Kết luận
Viêm phế quản ở người lớn nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị khỏi. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi dấu hiệu của cơ thể để đi thăm khám nhằm phát hiện đúng bệnh từ sớm. Như vậy, quá trình điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS