Liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư là gì? Hiệu quả ra sao?
Liệu pháp sinh học đang là phương pháp chữa ung thư được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư là gì? Hiệu quả mang lại có khả khi hay không? Các bạn hãy cùng khám phá chi tiết những vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào về liệu pháp sinh học điều trị ung thư?
Liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư còn được gọi bằng những tên khác như liệu pháp BRM hoặc liệu pháp điều chỉnh phản ứng sinh học. Liệu pháp này được hiểu đơn giản là cách tác động vào hệ thống miễn dịch nhằm giúp hệ thống này thông minh hơn. Từ đó, gia tăng khả năng nhận diện tế bào ung thư và thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chúng.
Liệu pháp sinh học mang đến tác dụng làm chậm lại sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời, ngăn chặn các tế bào ung thư lan rộng, xâm lấn đến những cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị nhiều loại bệnh ung thư và được đánh giá là ít tác dụng phụ hơn so với nhiều phương pháp chữa ung thư khác.
2. Liệu pháp sinh học có cách thức hoạt động như thế nào?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể làm nhiệm vụ nhận diện và chống lại những tế bào lạ xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Do đó, khi tế bào ung thư xâm nhập, hệ thống miễn dịch cũng nên nhận diện được đây là các tế bào lạ để tiêu diệt, loại bỏ chúng. Thế nhưng, tế bào ung thư lại có khả năng ẩn náu và tránh được sự nhận diệt của hệ miễn dịch. Thậm chí, nhiều tế bào ung thư khi phát triển còn có khả năng vô hiệu hóa hoặc ức chế sự hoạt động các tế bào của hệ miễn dịch.
Vì thế, mục tiêu của liệu pháp sinh học trong ung thư là làm cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận diện được tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Cơ chế này được thực hiện bằng những cách sau:
Cách 1: Tạo ra hệ thống miễn dịch để chống lại các tế bào ung thư
Hiện nay, có một số liệu pháp sinh học sẽ sử dụng hóa chất rồi tiêm vào cơ thể người bệnh. Từ đó, sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích thích và tiến tới chống lại các tế bào ung thư.
Ngoài cách trên, người ta còn nuôi cấy tế bào hệ thống miễn dịch của người bệnh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, đào tạo để những tế bào này tận công các tế bào ung thư. Khi đã đạt được điều này, các bác sĩ sẽ đưa lại tế bào này vào cơ thể người bệnh để chúng thực hiện nhiệm vụ chống và tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách 2: Giúp hệ miễn dịch nhận diện tế bào ung thư dễ dàng hơn
Liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư này sẽ nâng cao khả năng nhận diện tế bào ung thư của hệ miễn dịch. Với cách này, bác sĩ có thể sẽ sử dụng các chất ức chế “chốt điểm kiểm soát” miễn dịch. Từ đó, gắn các thụ thể hóa học gắn trên tế bào ung thư tại một vị trí mục tiêu nhất định. Vì thế, hệ miễn dịch sẽ tấn công các thụ thể này, đồng nghĩa tấn công cả tế bào ung thư thư.
3. Liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư gồm những loại nào?
Liệu pháp sinh học trong ung thư hiện nay bao gồm các loại sau:
- Chuyển tế bào nuôi: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để điều trị ung thư máu. Theo đó, chuyên gia sẽ điều trị ung thư bằng cách thu thập và sử dụng tế bào miễn dịch của chính người bệnh.
- Thuốc ức chế tạo mạch máu: Cơ chế là ức chế những mạch máu cung cấp để nuôi tế bào ung thư. Từ đó, sẽ khiến khối ung thư không được cung cấp máu, dưỡng chất để phát triển. Theo thời gian, khối u sẽ teo nhỏ lại.
- Hóa trị liệu: Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng ung thư bằng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch nhằm tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Liệu pháp Bacillus Calmette-Guerin: Bacillus Calmette Guerin (BCG): Đây là loại vắc xin ngăn ngừa bệnh lao nhằm mục đích ngăn chặn sự tái phát của tế bào ung thư.
- Vắc xin điều trị ung thư: Loại vắc xin này sẽ sử dụng tế bào ung thư của người bệnh để điều chế. Sau đó, vắc xin sẽ được đưa trở lại cơ thể người bệnh bằng đường tiêm để kích thích hệ miễn dịch.
- Liệu pháp cytokine: Mục đích chính của liệu pháp này là nhằm giúp hệ miễn dịch tăng cường hoạt động.
- Liệu pháp tế bào T-CARs: Người ta sẽ tạo ra tế bào T-CARs từ tế bào T. Sau đó, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tạo ra số lượng lớn tế bào T-CARs. Tiếp đến, đưa những tế bào này trở lại cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Điều chỉnh điểm kiểm tra miễn dịch: Phương pháp này sẽ giúp hệ thống miễn dịch thông minh hơn để tăng cường nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Liên hợp miễn dịch: Phương pháp này sẽ liên hợp kháng thể với phân tử thứ hai. Phân tử này có thể là chất đồng vị phóng xạ hoặc độc tố. Theo đó, phần miễn dịch sẽ làm nhiệm vụ nhắm mục tiêu. Còn phần liên hợp sẽ đảm nhiệm việc tiêu diệt những tế bào mục tiêu đó.
- Kháng thể đơn dòng: Tấn công trực tiếp vào protein của tế bào ung thư.
- Liệu pháp virus tiêu diệt khối u: Đây là các loại virus biến đổi gen sử dụng vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ác tính.
- Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu: Sử dụng thuốc tấn công vào protein hoặc những gen đặc hiệu. Như vậy, sẽ giúp ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan, phát triển của tế bào ung thư.
4. Liệu pháp sinh học có mang lại hiệu quả khả thi không?
Liệu pháp sinh học mở ra một cơ hội mới trong việc chữa trị căn bệnh ác tính là ung thư. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ tiêu diệt tế bào ác tính và không gây hại cho những tế bào lành. Do đó, sức khỏe của người bệnh không bị suy kiệt sau khi thực hiện điều trị bằng liệu pháp sinh học.
Điều trị ung thư bằng liệu pháp sinh học được đánh giá là mang đến hiệu quả tốt. Phương pháp này còn giúp ngăn ngừa sự tái phát của tế bào ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư. Hy vọng trong tương lai, phương pháp này sẽ ngày càng phổ biến và mang lại nhiều cơ hội chữa bệnh tốt, hiệu quả hơn cho nhiều căn bệnh ung thư.