Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày
Điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tái phát cũng như nâng cao khả năng phục hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý ngay sau mổ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, người nhà cần chú ý những thông tin dưới đây để thực hiện việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày đạt để họ sớm phục hồi.
Nội dung bài viết
1. Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư dạ dày
Ngay sau khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, người nhà cần chú ý những vấn đề sau trong việc chăm sóc cho người bệnh:
1.1. Giảm đau ngay sau phẫu thuật
Việc giảm đau sau phẫu thuật có vai trò vô cùng quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường. Vì thế, sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được cho chỉ định giảm đau trong vòng 48h. Trường hợp dùng thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm thì cần báo với bác sĩ để có phương án cải thiện phù hợp.
1.2. Chế độ ăn uống, vận động
Sau khoảng 6 giờ phẫu thuật, người bệnh có thể ăn uống trở lại nhưng với số lượng ít và loãng. Sau 5 ngày, người bệnh có thể ăn uống thức ăn mềm và bổ sung thêm các dung dịch dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, cần tập cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng ít nhất 5 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Chế độ ăn uống và vận động kể trên sau điều trị ung thư dạ dày là rất quan trọng, giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng và phục hồi nhanh hơn
1.3. Chăm sóc bệnh nhân khi xuất viện
Để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau khi xuất viện thì các cơ quan của cơ thể phải hoạt động bình thường từ ăn uống, đại tiểu tiện… Hầu hết người bệnh sẽ được xuất viện sau điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật khoảng 5 ngày.
Tùy từng thể trạng người bệnh mà thời gian có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, sau khi xuất viện vẫn phải tuân thủ chế độ ăn uống và sử dụng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Chăm sóc bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày sau khi về nhà
Có 5 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, các bạn nên biết đó là:
2.1. Hoạt động thể chất
Người bệnh không nên nằm một chỗ mà cần vận động thường xuyên tại nhà để quá trình phục hồi không bị ảnh hưởng. Trong vòng 3 tháng không được khuân vác vật nặng mà nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Nếu thấy mệt mỏi nên nghỉ tại chỗ mà không được gắng sức.
2.2. Chế độ ăn uống
Sau điều trị ung thư dạ dày, nguồn dinh dưỡng chủ yếu được người bệnh hấp thu đó là từ dịch truyền. Vì thế, nhu động ruột sau phẫu thuật là rất thấp hoặc chưa có. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống cũng như khi nào thì có thể ăn được và thức ăn ở dạng nào tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.
Người bệnh ăn rất ít nhưng vẫn có cảm giác no là bởi vì kích thước của dạ dày lúc này sẽ bị giảm đi đáng kể. Có thể vết sẹo ở thành dạ dày sau khi điều trị vẫn chưa hồi phục ổn định, khiến cho dây thần kinh phế vị bị suy giảm chức năng. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý:
- Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt là ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt. Chúng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy no lâu và không còn hứng thú với những bữa ăn tiếp theo.
- Nên chia đều bữa ăn trong ngày thành những bữa nhỏ để tránh gây nên gánh nặng cho dạ dày.
- Trong bữa ăn không nên uống nước, đặc biệt là rượu, đồ uống có cồn và có ga sẽ làm đầy dạ dày. Chúng còn làm giảm sự hấp thu protein và các chất dinh dưỡng.
- Sau khi điều trị ung thư dạ dày nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa dưới dạng lỏng, loãng như súp, cháo, xanh… Dần dần mới chuyển sang đồ ăn lợn cợn, cứng dần theo thời gian. Trong thời gian này, nên chú ý đến dấu hiệu lạ như ợ hơi, khó tiêu, trướng bụng để thông báo cho bác sĩ nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Khi dạ dày đang trong quá trình hồi phục thì việc thiếu dinh dưỡng là điều hiển nhiên, đặc biệt là các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Vì thế, có thể bổ sung vào bữa phụ các loại hoa quả giàu vitamin như chuối, nho,…
- Ngay cả khi dạ dày đã ổn định, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ có hàm lượng acid cao, đặc biệt là khi bụng đói. Tránh xa các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá bởi chúng làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cho bệnh dễ tái phát.
2.3. Tắm sau điều trị
Trước khi tắm, bệnh nhân dùng băng gạc dán kín vào vị trí phẫu thuật và tắm bằng vòi sen bình thường ít nhất là sau 10 ngày. Tuyệt đối không nên tắm trong bồn hoặc tham gia các hoạt động bơi lội khi vết thương chưa liền.
2.4. Theo dõi các biến chứng
Điều trị ung thư dạ dày hay bất kỳ loại ung thư nào khác đều phải theo dõi chặt chẽ những biến chứng có thể xảy ra. Điển hình như: Xuất huyết dạ dày, rò miệng nối thực quản, đầy hơi, chướng bụng, nhiễm trùng vết mổ… Cần báo ngay cho bác sĩ phụ trách về những biến chứng (nếu có) để được khắc phục nhanh chóng.
Tốt nhất, người bệnh cần ở lại bệnh viện từ 6 – 8 ngày sau điều trị ung thư dạ dày để được bác sĩ thay băng, rửa vết thương và theo dõi là tốt nhất. Có thể yêu cầu nhân viên y tế hướng dẫn cách xử lý vết thương, thuốc uống cụ thể.
2.5. Chế độ nghỉ ngơi
Sau khi điều trị, người bệnh không được lao động quá mức và thực hiện các động tác mạnh ảnh hưởng đến vết thương hay dạ dày. Không được nằm hay ngồi một chỗ vì sẽ làm cho ruột bị dính tắc, đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể ngồi một chỗ sẽ khiến cho các cơ quan và bộ phận của cơ thể bị trì trệ, tuần hoàn máu lưu thông kém, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về cách chăm sóc người bệnh sau điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Các bạn có thể lưu lại và áp dụng nếu có ai đó trong gia đình mắc phải để họ sớm phục hồi.