Top 7 cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi được khuyến cáo

Tỉ lệ tử vong của bệnh ung thư phổi đứng hàng đầu và đây là nỗi lo của tất cả cộng đồng. Tại Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, những diễn biến của căn bệnh nguy hiểm này rất đa dạng và phức tạp. Các yếu tố có khả năng dẫn đến ung thư phổi tồn tại rất nhiều trong cuộc sống thường nhật của con người. Vậy làm thế nào để phòng tránh được tối đa căn bệnh này? Hãy cùng theo dõi 7 cách sau đây!

1. Không sử dụng thuốc lá

Có thể nói, việc hút thuốc lá chính là một trong những yếu tố có khả năng gây ra ung thư phổi hàng đầu. Số lượng thuốc hút mỗi ngày và tiền sử hút thuốc lá lâu năm là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nguy cơ bị bệnh. 

phong-benh-ung-thu-phoi_1
Không hút thuốc lá để tốt cho sức khỏe và ngừa ung thư phổi

Theo đó, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 20 lần người bình thường. Con số này thực sự là một mối lo ngại cho sức khỏe của những người đang có thói quen hút thuốc lá, đặc biệt là những người bị nghiện và sử dụng lâu năm.

Ngày nay, việc hút thuốc lá được cải tiến theo khá nhiều cách khác nhau. Một trong những hình thức hút thuốc được nhiều người trẻ hay dùng là thuốc lá điện tử. Mục đích của loại này là giảm thiểu được nồng độ của các chất độc hại có trong khói thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế thì cơ thể người hút vẫn phải tiếp nhận những chất độc hại này và nguy cơ mắc ung thư phổi vẫn ở ngưỡng khá cao. 

Do đó, hãy từ bỏ ngay việc hút thuốc lá từ hôm nay. Nếu chưa từng hút thuốc thì tốt nhất không nên thử dưới bất kỳ dạng nào để đảm bảo tối đa sức khỏe cho phổi của mình.

2. Không tiếp xúc với khói thuốc lá

Dù không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với những người hút thuốc thì khả năng bị bệnh ung thư phổi là rất có thể xảy ra. Lý do là bởi lượng khói thuốc lá độc hại mà người bên cạnh người hút thuốc hít phải cũng gây ung thư phổi.

Vì vậy, nếu sinh sống và làm việc cạnh người thường xuyên hút thuốc, hãy khuyên họ sớm bỏ thuốc. Hoặc chủ động tránh xa họ, yêu cầu họ đến khu vực thông thoáng dành riêng cho việc hút thuốc để hút.

3. Cẩn thận trước tình trạng ô nhiễm 

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất,… làm gia tăng tình trạng mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư phổi. Khói thuốc lá, bụi bẩn, khí thải công nghiệp, khói từ phương tiện giao thông, khói than, … làm cho phổi bị quá tải. Đồng thời, làm phát sinh không ít các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.

Để có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc phải căn bệnh này, hãy cẩn thận trước tình trạng ô nhiễm. Tránh xa các nguồn khói thuốc lá chủ động và bị động. Có kế hoạch vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Hạn chế việc đốt vàng mã, rơm rạ và các loại rác thải vô cơ, hữu cơ. Sủ dụng bếp điện, bếp từ thay cho bếp than tổ ong trong việc đun nấu. 

phong-benh-ung-thu-phoi_12
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa ung thư phổi

Bên cạnh đó, hãy chủ động bảo vệ mình khỏi các yếu tố môi trường độc hại bằng việc đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tích cực đóng góp vào phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh xung quanh môi trường sống của mình. Góp phần nâng cao chất lượng không khí trong lành, cho sức khỏe của hệ hô hấp được đảm bảo, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

4. Hạn chế tiếp xúc với các khí độc hại để ngừa bệnh ung thư phổi

Các loại khí độc hại như Radon, Amiăng, Asen, Crom, Niken… có tác động rất xấu đến hệ hô hấp và có thể khiến cho nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao. Vì vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với những loại khí độc hại này trong môi trường làm việc và sinh sống.

5. Quan tâm đến các dấu hiệu bất thường của hệ hô hấp

Bệnh ung thư phổi có khá nhiều các biểu hiện khác nhau. Chúng ta nên quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân mình để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn sớm. Ví dụ như tình trạng khó thở, ho khan kéo dài, ho ra máu, mệt mỏi, đau ngực… 

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của một số những bệnh lý khác. Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng đó là do nguyên nhân từ ung thư phổi. Vì vậy, đừng chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

6. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Không ít các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh tác động tích cực đến việc phòng ngừa ung thư phổi. Do đó, hãy bổ sung thêm nhiều trái cây, rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. 

phong-benh-ung-thu-phoi_13
Ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày để phòng ngừa ung thư phổi

Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ mặn, đồ muối, đồ ngọt, đồ đồng hộp, rượu bia,… 

Có được một chế độ ăn uống tốt không chỉ phòng ngừa bệnh mà còn giúp làm giảm khả năng tái phát các bệnh lý liên quan có khả năng dẫn đến ung thư phổi.

7. Thường xuyên rèn luyện thân thể để ngừa bệnh ung thư phổi

Để tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyên rằng, hãy thường xuyên rèn luyện thân thể. Những bài tập phù hợp với sức lực sẽ giúp cải thiện thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, nó giúp hạn chế được khả năng mắc ung thư phổi và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

Ngoài việc tìm hiểu về các cách phòng ngừa mắc phải ung thư phổi, các chuyên gia cũng khuyên nên thường xuyên tiến hành tầm soát căn bệnh này. Đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Ví dụ như:

  • Người thường xuyên hút thuốc, có tiền sử hút thuốc lâu năm. Đặc biệt, là nam giới ở độ tuổi trung niên.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với những người hút nhiều thuốc lá.
  • Làm việc, sinh sống trong môi trường có nhiều khí, hóa chất độc hại, tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm môi trường.
  • Từng bị các bệnh lý liên quan đến phổi. 

Nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện tầm soát ung thư phổi sớm và định kỳ. Hiện có rất nhiều những phương pháp tầm soát bệnh mang tính hiệu quả cao. Các điều kiện khoa học kỹ thuật y tế hiện đại được áp dụng sẽ giúp sớm phát hiện ra mầm mống bệnh ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó, nhận được những hướng điều trị tích cực, hiệu quả.

phong-benh-ung-thu-phoi_14
Tầm soát ung thư phổi định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Theo các chuyên gia, càng phát hiện được bệnh ở những giai đoạn sớm càng có lợi cho việc điều trị. Nó giúp cho người bệnh có khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn nhờ thể trạng cũng như sự phát triển của các khối u chưa nhiều. Việc có được tỉ lệ sống trên 5 năm ở các bệnh nhân mắc ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn mới chớm bị bệnh là rất cao.  

Để hạn chế tối đa các nguy cơ mắc phải bệnh ung thư phổi, hãy chủ động phòng tránh các yếu tố gây bệnh ngay từ hôm nay. Mong rằng 7 cách phòng bệnh trên sẽ hữu ích cho các bạn!

Thông tin liên hệ