7 dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung và cách phòng bệnh hiệu quả
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi quan hệ tình dục trở lên. Vì vậy, việc có được hiểu biết cơ bản về những dấu hiệu ung thư cổ tử cung là rất cần thiết. Nó giúp chị em có thể sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội điều trị thành công.
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là một bộ phận cấu thành nên tử cung của người nữ giới. Nó cấu tạo bởi những mô mỏng với nhiều tế bào và là nơi tiếp giáp giữa tử cung và âm đạo.
Ung thư cổ tử cung là hiện tượng các tế bào cổ tử cung phát triển một cách bất thường, không tuân theo quy luật tự nhiên và sự kiểm soát chung của cơ thể. Sự phát triển và hình thành của những tế bào này nhanh chóng tạo nên các khối u ở cổ tử cung. Những khối u ác tính này chính là ung thư cổ tử cung.
Hiện giới y khoa đang chia ung thư cổ tử cung thành các dạng như sau:
- Ung thư tế bào vảy: đây là dạng ung thư cổ tử cung thường gặp nhất với độ phổ biến của bệnh là 70% đến 80%.
- Ung thư tuyến: đây là dạng thường gặp thứ hai, tỉ lệ khoảng trên 10%.
- Ung thư biểu mô: tỉ lệ gặp khoảng 5% hoặc 6%.
- Ung thư tế tiểu bào: khoảng 3%.
- Ung thư đạng Lymphomas và Sarcomas: dạng này hiếm gặp nhất, chỉ khoảng 1% số ca mắc phải ung thư cổ tử cung ở dạng này.
Nếu như không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư cổ tử cung có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Các tế bào ung thư sẽ di căn và tác động đến các cơ quan lân cận; gây ra các tình trạng như: phù chân, suy thận, thiếu máu… Khả năng chữa trị cũng sẽ giảm đi nếu như phát hiện ra bệnh ở thời điểm muộn.
2. Top 7 dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Theo các chuyên gia cho biết, hầu hết các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu không hề biết mình mắc bệnh. Lý do là bởi những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt và dễ khiến người bệnh chủ quan. Chúng khá giống với các biểu hiện bệnh phụ khoa thông thường.
Tuy nhiên, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nên chị em cần chú ý, ngay khi có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung sau thì cần đi khám ngay:
2.1. Thói quen đi vệ sinh thay đổi
Nếu như các thói quen đi vệ sinh như tiểu tiện hoặc đại tiện có sự thay đổi bất thường, chị em hãy chú ý. Đây rất có thể là một trong những cảnh báo đầu tiên của việc bị bệnh.
2.2. Kinh nguyệt không đều
Sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể khi cổ tử cung xuất hiện những tế bào lạ khiến cho việc phát triển cũng như rụng trứng bình thường bị tác động. Nó có thể gây ra tình trạng trễ kinh, rong kinh… cho người bệnh. Đồng thời, kèm theo đó là việc máu kinh có màu đen sẫm khác thường.
2.3. Khó khăn và đau trong quá trình quan hệ
Có không ít nguyên nhân khiến cho quá trình quan hệ tình dục gây khó khăn và đau. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân nguy hiểm đó chính là do ung thư cổ tử cung. Đây chính là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà chị em phụ nữ cần đi thăm khám y tế sớm để kịp thời phát hiện ra bệnh.
2.4. Dịch âm đạo bất thường
Bình thường, phụ nữ có cổ tử cung khỏe mạnh vẫn có hiện tượng tiết dịch với chất dịch nhờn màu trắng, không mùi. Đây là quá trình làm ẩm, bôi trơn bình của hệ thống sinh sản.
Tuy nhiên, nếu như dịch tiết ra đột nhiên có màu vàng, màu xanh hoặc có lẫn máu trong dịch thì chị em nên cảnh giác. Đây là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu mà rất nhiều người thường chủ quan bỏ qua.
2.5. Có máu bất thường ở âm đạo
Nhiều bệnh nhân cho biết, họ nhận thấy hiện tượng âm đạo ra máu bất thường dù không đang trong kỳ kinh nguyệt, hoặc đã mãn kinh. Việc ra máu còn xuất hiện trong hoặc sau khi họ tiến hành quan hệ tình dục. Và đây cũng chính là một biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung.
2.6. Vùng xương chậu và lưng dưới bị đau
Khi bị ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ gặp phải các cơn đau ở vùng xương chậu hoặc vùng lưng dưới. Những cơn đau này có thể diễn ra một cách âm ỉ hoặc đau buốt ở một vị trí nào đó. Tiếp đến các cơn đau dần dần khuếch tán đi rộng hơn, lan ra toàn bộ vùng hông.
2.7. Chân bị sưng đau
Các khối u trong cổ tử cung sẽ dần dần phát triển tới những kích cỡ lớn hơn. Khi chúng đạt đến độ lớn nhất định, chúng sẽ có những tác động không nhỏ tới các mạch máu cũng như hệ thống dây thần kinh ở vùng xương chậu. Vì vậy, không ít bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn gặp phải hiện tượng sưng đau ở chân.
3. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào
Việc có kiến thức cơ bản về những dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhằm sớm phát hiện ra bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, chị em hãy chú ý đến lời khuyên của bác sĩ để có thể phòng ngừa tốt nhất ung thư cổ tử cung:
3.1. Tiến hành tiêm ngừa vắc xin HPV
Chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi nên tiến hành tiêm ngừa HPV. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh diễn ra càng sớm càng tốt trong việc phòng ngừa bệnh.
3.2. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung
Việc tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung là rất cần thiết. Đặc biệt, là ở những chị em đang trong độ tuổi quan hệ tình dục và những phụ nữ đã mãn kinh. Việc áp dụng các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như các phương pháp được khuyến khích sử dụng tùy thuộc vào độ tuổi của chị em phụ nữ.
Theo các chuyên gia thì cụ thể vấn đề này như sau:
- Chị em dưới 21 tuổi chưa quan hệ tình dục: chưa cần tầm soát.
- Chị em từ 21 tuổi đến 29 tuổi đã quan hệ tình dục: xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng biện pháp Pap Smear với tần suất 3 năm một lần.
- Chị em từ 30 tuổi đến 65 tuổi: có thể xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV với tần suất 5 năm một lần. Hoặc tiến hành xét nghiệm Pap với tần suất 3 năm một lần.
- Chị em trên 65 tuổi: trong trường hợp 10 năm gần nhất kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung đều tốt thì có thể ngừng thực hiện sàng lọc. Còn nếu như kết quả không tốt, có một số biểu hiện bất thường nhưng chưa rõ ràng để khẳng định bệnh thì tiếp tục sàng lọc.
Ngoài ra, các đối tượng khác như phụ nữ đã cắt bỏ tử cung nhưng không cắt bỏ cổ tử cung và kể cả phụ nữ đã tiến hành tiêm vacxin HPV vẫn nên tiến hành sàng lọc. Việc thực hiện sàng lọc ở các phụ nữ ít tuổi chỉ nên dừng lại trong trường hợp đã cắt bỏ hoàn toàn cả cổ tử cung và tử cung.
3.3. Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục an toàn bằng chế độ chung thủy 1 vợ 1 chồng hoặc sử dụng bao cao su là rất cần thiết trong phòng ngừa bệnh. Đồng thời, nên có những cách vệ sinh bộ phận sinh dục khoa học, đảm bảo không bị lây nhiễm HPV do vấn đề này.
Trên đây là một số những thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung. Mong rằng bài viết hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về những dấu hiệu ung thư cổ tử cung để sớm phát hiện bệnh nhằm đạt hiệu quả điều trị cao.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; hạ mỡ máu