6 biện pháp phòng ngừa ung thư ruột kết hiệu quả
Ung thư ruột kết là căn bệnh về đường tiêu hóa, có mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Vậy phòng ngừa bằng những cách nào cho hiệu quả cao thì các bạn hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây của GenK STF.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu thường gặp của ung thư ruột kết
Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón
Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.
Thiếu máu: người bện có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
2. Mức độ nguy hiểm của ung thư ruột kết
Ruột kết còn được gọi là ruột già bao gồm đại tràng và trực tràng. Ung thư ruột kết là căn bệnh nguy hiểm, có mức độ phổ biến đứng thứ 3 trên thế giới.
Theo thống kê, tỷ lệ những người mắc ung thư ruột kết trên 50 tuổi chiếm đến hơn 90%. Số ca mắc bệnh mỗi năm trên toàn thế giới là khoảng 80.000 người và chiếm tỷ lệ các loại u ác tính là 10 – 15%. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nữ giới.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, cứ 9,3 phút trôi qua tại quốc gia này sẽ có thêm một người tử vong mà nguyên nhân chủ yếu là do ung thư ruột kết.
Những con số trên đã cho thấy đây là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột kết
Độ tuổi tăng lên kéo theo nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng cũng tăng lên. Ngoài ra còn các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng (chẳng hạn như polyposis adenomatous polyposis (FAP), ung thư đại tràng nonpolyposis di truyền (HNPCC))
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và / hoặc thịt chế biến sẵn, ăn ít trái cây và rau quả
- Lười hoạt động thể chất
- Bị bệnh béo phì
- Hút thuốc
- Uống nhiều rượu
- Một số tình trạng như bị bệnh viêm ruột
4. Phòng ngừa ung thư ruột kết như thế nào?
Để tránh phải đối mặt với căn bệnh ung thư ruột nguy hiểm thì việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Các bạn hãy áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây để phòng tránh ác tính này.
4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa ung thư ruột kết
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố then chốt trong việc phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng. Đây là phương pháp đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện ngay tại các bữa ăn hàng ngày.
Những thực phẩm nên ăn
- Nên tích cực bổ sung rau xanh, củ quả màu sắc để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể cũng như đường ruột. Những thực phẩm làm tốt vai trò này như: rau xà lách, cải xoăn, cải bó xôi, cà rốt, dưa hấu, đu đủ, khoai lang tím….
- Các loại ngũ cốc giúp bổ sung nguồn chất xơ dồi dào như bánh mì nguyên hạt, hạt điều, hạt óc chó, quả hồ trăn… Nguồn chất xơ dồi dào sẽ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động để chuyển hóa thức ăn, đào thải độc tố hiệu quả.
- Cá và gà là nguồn thịt trắng rất tốt cho cơ thể. Hai loại thực phẩm này bổ sung đúng cách và thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết lên đến 30%.
- Bổ sung thêm canxi thông qua các loại sữa tách béo. Nguồn canxi sẽ giảm nguy cơ mắc khối u ở đại tràng, trực tràng. Bên cạnh đó, vitamin D trong sữa cũng có tác dụng giúp cơ thể được bảo vệ tốt hơn trước các loại ung thư này.
Những thực phẩm cần hạn chế
- Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt dê, thịt ngựa…
- Không sử dụng các món ăn khi còn quá nóng.
- Tráng các thực phẩm, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế…
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, các món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế đồ nướng, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Hạn chế thực phẩm muối chua.
- Không sử dụng thực phẩm đã bị mốc hay món ăn có chứa nhiều hóa chất, muối, chất bảo quản như đồ đóng hộp, đồ khô…
Tất cả những thực phẩm trên dễ gây kích ứng đường ruột, gia tăng gánh nặng cho ruột kết. Nếu kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
4.2. Uống nhiều nước
Việc bổ sung mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước sẽ đào thải độc tố trong ruột ra bên ngoài qua đường tiểu tốt hơn. Đồng thời, giúp ruột già sạch sẽ, ngăn ngừa những yếu tố hình thành các khối u trong đường ruột.
Giải pháp lý tưởng nhất là nên sử dụng nước đun sôi và uống khi còn ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung nước thông qua nước canh, nước ép trái cây, các loại rau củ, uống trà.
4.3. Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thể thao thường xuyên với tần suất, cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Góp phần tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy việc bài tiết phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngăn ngừa, hạn chế táo bón và thải độc hiệu quả. Điều này rất tốt cho niêm mạc ruột kết cũng như sức khỏe tổng thể.
Bạn nên duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với cơ địa, tình trạng sức khỏe và xương khớp. Một số bài tập được đánh giá cao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,..
4.4. Không hút thuốc lá, rượu bia
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư ruột kết sẽ cao hơn ở những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia. Đặc biệt, nếu hút thuốc sẽ khiến các polyp đại tràng tăng nhanh về kích thước.
Vì thế, để phòng ngừa ung thư ruột kết, các bạn hãy nói không với thuốc lá, khói thuốc lá. Việc sử dụng rượu bia cần hạn chế, tuyệt đối không lạm dụng và không sử dụng thường xuyên.
4.5. Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì
Béo phì, thừa cân sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể tích tụ lại và ở cả trong ruột kết. Lượng mỡ dư thừa này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến đường ruột bị tác động, dễ tích tụ các chất độc tố gây hại. Vì thế, sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Do đó, việc kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh béo phì bằng những biện pháp khoa học là rất cần thiết. Hãy chú ý luyện tập, tránh thức khuya, ăn uống điều độ để giảm cân hiệu quả.
4.6. Chú ý đến yếu tố di truyền
Ung thư ruột kết có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có người thân cận huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Với những đối tượng này, bác sĩ khuyên nên đi soi nội tràng trước tuổi 30 để tầm soát hiệu quả. Nếu có bất thường gì sẽ được xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, những người bị ung thư vú, ung thư buồng trứng cũng nên đi tầm soát ung thư đại tràng. Bởi các loại bệnh ung thư này rất dễ di căn đến đường ruột.
Ung thư ruột kết là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ bản thân, mọi người trong gia đình tránh được căn bệnh này.