Những loại xét nghiệm ung thư phổ biến nhất hiện nay

Ung thư là bệnh lý không phân biệt tuổi tác, giới tính, với nguy cơ tử vong rất cao khi người bệnh phát hiện vào giai đoạn muộn. Chính vì thế, mọi người cần định kỳ xét nghiệm ung thư để kịp thời phòng tránh hiệu quả.

1. Tại sao cần làm xét nghiệm ung thư?

Ung thư là một trong những bệnh lý gây nên gánh nặng cho nền y học trên toàn thế giới. Trong khi đó, việc phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh điều trị dễ dàng hơn. Nếu để đến giai đoạn muộn thì người bệnh sẽ suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng và rất dễ tử vong mặc dù đã được điều trị tích cực. Vì thế, việc xét nghiệm ung thư sẽ mang lại nhiều ý nghĩa như:

  • Giúp mọi người yên tâm sinh hoạt và làm việc mà không phải lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình.
  • Phát hiện mầm mống ung thư từ sớm, sẽ giảm nguy cơ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Khả năng điều trị khỏi ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư là rất lớn. Do đó, giúp người bệnh giảm thiểu được nỗi lo về kinh tế và duy trì cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.
xet-nghiem-ung-thu_1
Xét nghiệm ung thư giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

2. Những xét nghiệm ung thư phổ biến hiện nay

Để phát hiện ung thư sớm có rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, những xét nghiệm ung thư phổ biến hiện nay bao gồm:

2.1. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại đã tiến hành xét nghiệm dấu ấn ung thư để tìm các thành phần bất thường. Ví dụ như phát hiện ung thư buồng trứng bằng việc tìm kháng nguyên CA 125, ung thư tuyến tiền liệt cần xét nghiệm PSA, ung thư tụy có thể phát hiện bằng xét nghiệm CA 199…

Tuy nhiên, việc phát hiện sớm các chất chỉ điểm sinh học kể trên chỉ được chấp nhận khi:

  • Có độ đặc hiệu và độ nhạy đồng thời cao.
  • Có giá trị tiên lượng và điều trị bệnh.
  • Đánh giá khả năng tái phát bệnh…

Tuy nhiên, việc xét nghiệm ung thư trên cũng chưa thực sự chắc chắn vì có thể những dấu ấn ung thư đó tăng là do các bệnh lành tính. Đôi khi, đó còn là do bệnh nhân đang dùng loại thuốc khác làm tăng giả tạo kết quả. Chính vì thế, khi xét nghiệm dấu ấn tăng thì cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định bệnh.

2.2. Xét nghiệm ung thư qua chẩn đoán hình ảnh

Phát hiện ung thư trong chẩn đoán hình ảnh bao gồm: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ… Cụ thể như sau:

  • Siêu âm: Siêu âm là xét nghiệm ung thư có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Siêu âm có thể phát hiện u nguyên phát hoặc ung thư di căn như: Ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư buồng trứng… Siêu âm có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế bởi giá thành rẻ, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của người thầy thuốc.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ là một trong những xét nghiệm ung thư hiện đại với chất lượng hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn so với xquang thông thường. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ có giá thành cao nên chỉ những cơ sở tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương mới thực hiện được.
xet-nghiem-ung-thu_12
Xét nghiệm ung thư bằng siêu âm
  • Chụp xạ hình: Chụp xạ hình hay còn được viết tắt là GC – Gamma. Đây là phương pháp sử dụng đầu dò có tinh thể mỏng để thu nhận bức xạ gamma.
  • Chụp xạ hình cắt lớp điện toán – Spect: Không chỉ giúp xét nghiệm ung thư mà đây còn là phương pháp mang lại giá trị chẩn đoán cao trong nhiều bệnh lý nói riêng. Phương pháp này sử dụng máy PET hoặc máy PET/CT dùng để: Xác định các giai đoạn tiến triển của bệnh và xác định hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư với các phương pháp xạ trị, hóa trị… Ở nước ta, máy chụp xạ hình cắt lớp điện toán chỉ có ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy và Việt Đức. Chính vì thế, giá thành cho phương pháp này khá cao và ít được sử dụng.
  • Ghi hình phóng xạ: Khi sử dụng phương pháp này để phát hiện tế bào ung thư sẽ cần đến một bộ ghi hình và một đầu dò kết nối với nhau. Tuy nhiên, muốn bắt được hình ảnh như mong muốn cần đảm bảo: có độ tương phản tốt, chất đồng vị phóng xạ dùng trong ghi hình phải được tập trung ở cơ quan cần xác định thay vì phân bố ở nhiều vị trí khác nhau.

2.3. Xét nghiệm ung thư bằng phương pháp sinh thiết

Xét nghiệm ung thư cần đến sinh thiết để khẳng định và giúp đánh giá chính xác hơn sau khi xét nghiệm máu hay chụp X-quang. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút hay cắt bỏ tế bào nghi ngờ, sau đó đem nhuộm soi và phát hiện dưới kính hiển vi. 

xet-nghiem-ung-thu_13
Sinh thiết để tầm soát ung thư

Đối với trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp thì phương pháp sinh thiết là chọc hút bằng kim nhỏ, sau đó phết lên lam kính và nhuộm tế bào.

Tuy nhiên, có một nhược điểm khi sinh thiết đó chính là phải lấy đúng tế bào cần tìm, nếu không sẽ bỏ sót bệnh nhân. Vì thế, người nghi ngờ ung thư nên kiểm tra lại sau khoảng 4 – 6 tuần để khẳng định.

2.4. Nội soi đại trực tràng

Nội soi để phát hiện ung thư đại trực tràng là phương pháp thường dùng trên toàn thế giới. Và bệnh ung thư này thường gặp ở nam giới ngoài 50 tuổi. Vì thế, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng những người có độ tuổi từ 50 trở lên cần khám sức khỏe và nội soi đại trực tràng định kỳ 6 tháng/ lần.

2.5. Xét nghiệm cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư tế bào ở cổ tử cung nên được lựa chọn cho những người đã trải qua quá trình sinh nở. Các bạn sẽ được phết tế bào ở cổ tử, cung sau đó đem nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm đặc biệt trong khoảng thời gian nhất định để bộc lộ tế bào bất thường. Đó được gọi là xét nghiệm Pap smear.

Ngoài ra, Thinprep Pap là phương pháp cải tiến của Pap smear cũng rất được chú ý trong y học hiện nay. Với phương pháp này, các tế bào cổ tử cung sẽ được rửa trong một dung dịch định hình, sau đó được làm tự động hoàn toàn bằng máy Thinprep.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những xét nghiệm ung thư phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được thông tin hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình.

Thông tin liên hệ