Tác dụng phụ hóa trị ung thư và cách chăm sóc để giảm tác dụng phụ
Bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị có thể đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thuốc, mỗi loại thuốc sử dụng trong quá trình hóa trị lại có một số tác dụng khác nhau. Vậy những tác dụng phụ hóa trị ung thư và phương pháp giảm nhẹ chứng như thế nào?
1. Bệnh nhân phải đối mặt với chứng buồn nôn
Nôn và buồn nôn gây ra bởi hóa trị ung thư. Thông thường, có thể kiểm soát bằng thuốc chống buồn nôn, nếu bản có triệu chứng này khi xạ trị, nên sử dụng thuốc trước khi cơn buồn nôn xuất hiện và nhờ phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Đảm bảo tuân thủ các chế độ ăn phù hợp và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Dùng thuốc chống buồn nôn theo hướng dẫn của bác sĩ
- Ăn trước khi tiến hành quá trình xạ trị
- Hãy lựa chọn những loại thực phẩm khô như bánh quy hoặc bánh mì nướng
- Uống nước từng ngụm nhỏ nhiều lần trong ngày
- Ngồi hoặc nằm gối cao đầu ít nhất 30 độ sau khi ăn
- Hãy thư giãn đầu óc để không phải nghĩ về nôn như xem tivi
Nếu tình trạng nôn kéo dài, không thuyên giảm và bạn không thể ăn thức ăn để nạp vào cơ thể bạn hãy hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ
2. Đối mặt với chứng mất cảm giác thèm ăn
Khi đối mặt với tình trạng này bạn nên:
- Chia thực phẩm thành các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày (không phải 3 bữa có thể nhiều hơn, miễn sao bạn ăn đủ)
- Sử dụng những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Bánh ngũ cốc, sữa, sữa mạch nha, bánh quy và hoa quả
- Hãy đảm bảo bạn luôn dự trữ đồ ăn nhẹ và có thể sử dụng chúng một cách thuận tiện nhất khi ở nhà hoặc ra ngoài
3. Đối mặt với chứng loét miệng
Khi đối mặc với tình trạng này bạn nên:
- Sử dụng nước rửa không cồn để rửa miệng
- Dùng các loại thuốc theo hướng dẫn để làm lành vết loét
- Nên ăn thức ăn mềm và nghiền nhỏ để dễ nhai
- Các thực phẩm mềm hoặc cháo được khuyến khích sử dụng
- Tránh các thực phẩm từ cam, quýt và cà chua bởi chúng dễ gây kích ứng
- Tránh thực phẩm khô và cứng, thô như bánh quy giòn, bánh mì nước và rau tươi, sống
- Tránh đồ ăn cay, mặn và chua
Lời khuyên: hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn bị loét miệng gây đau đớn và chảy máu
4. Đối mặt với chứng khô miệng
Nếu bạn gặp phải vấn đề ngày lời khuyên cho bạn là:
- Nên ăn các loại thức ăn ướt hoặc có súp
- Luôn mang theo nước bên mình mọi nơi, mọi lúc để làm ẩm miệng
- Có thể thoa kem dưỡng lên miệng nếu bạn bị khô miệng
- Tránh dùng nước ngọt đồ uống có đường, có gas bởi chúng sẽ làm bạn cảm thấy khát hơn sau khi sử dụng
5. Đối mặt với chứng thay đổi vị giác
Một số lưu ý khi bạn có biểu hiện thay đổi vị giác:
- Súc miệng bằng nước lọc trước khi ăn.
- Ăn trái cây mọng nước như cam, quýt, chanh nếu như không bị loét miệng
- Nếu ăn thấy thịt có vị đắng hãy sử dụng thịt khác như thịt gà, cá hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Hãy thử các nguồn thực phẩm chay nhiều chất đạm như đậu phụ, đậu que và các sản phẩm từ đậu khác.
- Hãy ăn thịt cùng các loại nước sốt có vị ngọt như nước sốt nam việt quất, thạch, táo hay bất kỳ các lựa chọn thay thế nào khác.
- Đổi sang dùng đồ nhựa nếu thấy thực phẩm có vị kim loại.
- Hoa quả khô được khuyến khích sử dụng khi bị không miệng.
6. Đối mặt với chứng táo bón
Nếu bạn đối mặt với chứng táo báo do hóa trị, các bác sĩ sẽ kê thuốc phòng ngừa táo táo. Hoặc bạn có thể thử áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để ngừa táo bón như:
- Bạn nên ăn tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Chất xơ có thể tìm thấy trong hoa quả, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày
- Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên hơn và quan trọng nhất hãy tìm hỗ trợ y tế nếu bạn bị táo bón 3 ngày trở lên
- Uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để giảm chứng táo bón do hóa trị ung thư
7. Đối mặt với chứng tiêu chảy
Nếu bạn đối mặt với chứng tiêu chảy hãy:
- Luôn dùng nước canh, súp, đồ uống điện giải.
- Trái cây và chuối đóng hộp để bổ sung muối và kali bị mất khi tiêu chảy.
- Uống nhiều nước chất lỏng trong ngày để cung cấp nước bổ sung bị mất cho cơ thể.
- Tránh các loại thực phẩm như bông cải xanh, súp lơ và bắp cải để tránh tình trạng đầy hơi và trướng bụng.
- Hãy tìm hỗ trợ y tế nếu bị đau bụng nghiêm trọng và sốt cao trên 38 độ, tiêu chảy hơn 5 lần/ngày.
- Sử dụng thuốc chống tiêu chảy và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
8. Đối mặt với chứng rụng tóc
Không phải cứ hóa trị là dụng tóc. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề này, có một số điều bạn nên lưu ý:
- Chăm sóc da đầu bằng cách sử dụng dầu gội ít hóa chất.
- Không xả nước ở nhiệt độ cao.
- Sử dụng tóc giả, khăn quàng hoặc mũ để duy trì và cải thiện hình ảnh cá nhân.
- Sử dụng mũ lạnh để làm đông các nang lông và giảm rụng tóc. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng mũ lạnh cũng có hiệu quả.
- Không nhuộm hay uốn tóc trong quá trình hóa trị.
- Bạn không nên quá lo lắng khi bị rụng tóc vì chứng rụng tóc do xạ trị chỉ là tạm thời, sau khoảng 1 tháng kết thúc điều trị tóc sẽ mọc trở lại.
9. Đối mặt với số lượng tế bào bạch cầu giảm
Khi đối mặt với lượng tế bào bạch cầu giảm, lúc này bạn sẽ nguy cơ lây bệnh cao hơn. Một số biểu hiện và triệu chứng bạn cần lưu ý:
- Sốt trên 38 độ trở lên
- Viêm họng
- Đau khi đi tiểu
- Rét run
- Ho và thở đứt quãng
- Tiêu chảy
- Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như trên thì hãy tìm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Để ngăn ngừa bạn nên:
- Sử dụng thuốc để tăng lượng bạch cầu, để duy trì lượng bạch cầu
- Thực hiện vệ sinh tốt
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi và đất, cát
- Tránh nơi đông người
- Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh dễ lây lan như cảm lạnh, thủy đậu
- Không đưa các vật thể là vào cơ thể như nhiệt kế hay thuốc đặt hậu môn
10. Đối mặt với chứng giảm tiểu cầu
Nếu bạn bị giảm tiểu cầu thì bạn có nguy cơ bị chảy máu nhiều hơn, tình trạng này sẽ diễn ra cho đến khi số lượng tiểu cầu hồi phục. Bạn nên:
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và không xỉa răng
- Ngăn ngừa táo bón để tránh bị căng thẳng
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu quá thấp
11. Đối mặt với chứng huyết sắc tố thấp
Đối với những trường hợp có lượng huyết sắc tố thấp, phải chú ý các dấu hiệu khó thở, nhức mắt, đau đầu và cảm thấy mệt mỏi. Lời khuyên cho bạn là:
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, sử dụng thịt đỏ, gan, các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, bánh mì có hàm lượng sắt cao và ngũ cốc
- Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc cho bạn truyền máu nếu thấy cần thiết. Chứng thấp bạch cầu, huyết sắc tố cũng chỉ là tạm thời.
Trên đây là một số tác dụng phụ hóa trị ung thư thường gặp và hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ tác dụng phụ hóa trị. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn sấu hơn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; hạ mỡ máu