7 Dấu hiệu ung thư miệng có thể bạn chưa biết
Một số dấu hiệu ung thư miệng giai đoạn sớm thường là những vết loét miệng sưng hay miệng bị chảy máu trong,… nếu như mắc bất kỳ các dấu hiệu nào dưới đây cần ngay lập tức đi thăm khám để được chẩn đoán kịp thời trước khi quá muộn. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu 7 dấu hiệu ung thư miệng qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Ung thư miệng là gì và những thông tin cần biết
- [Chuyên Gia Giải Đáp] Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Ung thư miệng là gì?
Ung thư miệng là một dạng tổn thương có dạng loét, cứng hoặc chồi sùi. Người mắc bệnh thường cảm thấy dính, không rõ giới hạn và không cảm thấy đau. Thông thường sẽ chỉ cảm thấy đau nếu ở giai đoạn cuối khi đã di căn đến hệ thần kinh.
Ung thư miệng phát triển nhanh và thường di căn ở hạch cổ. Vị trí ung thư thường thấy là lưỡi, sàn miệng, môi; ngoài ra có thể tìm thấy ở nướu răng, màn họng hay mặt trong má (hiếm gặp).
Ung thư miệng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu liên quan đến khói thuốc và rượu. Ngoài ra những người hay nhai trầu hay xỉa thuốc cũng có khả năng bị ung thư miệng, dạng ung thư mặt trong má. Một số yếu tố nguy cơ không chính thức như do tia UV trong ánh nắng mặt trời gây ra, vệ sinh răng miệng kém,..
2. 7 dấu hiệu ung thư miệng điển hình
2.1. Nổi cục u ở cổ và trong miệng
Nếu như bạn thấy cổ hay bên trong khoang miệng có xuất hiện những khối u bất thường không rõ lý do, đặc biệt là mãi không biến mất thì đừng xem nhẹ bởi đây có thể là biểu hiện của ung thư miệng.
2.2. Vết loét miệng sưng lâu khỏi
Trong miệng có xuất hiện các vết loét lâu ngày mãi không khỏi. Vết sưng có biểu hiện nóng rát và sưng quá 2 tuần không đỡ thì lời khuyên cho bạn lúc này chính là tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Các chuyên gia ung bướu nhận định rằng, nhiệt miệng (loét miệng) là biểu hiện của ung thư miệng thường gặp.
2.3. Khó nuốt khi ăn
Triệu chứng dễ cảm thấy nhất là bạn có thể cảm thấy bị khó khăn khi uống nước hay nuốt thức ăn, lúc này trong họng thường xuyên thấy ê ẩm và đau rát.
2.4. Chảy máu bên trong miệng
Do trong khoang miệng nếu như xuất hiện khối u do tiếp xúc sẽ gây nên tình trạng bị chảy máu. Bởi thế bạn cần lưu ý đến biểu hiện này hơn nếu như kèm theo dấu hiệu tê nhức khoang miệng.
2.5. Thay đổi bất thường ở giọng nói
Nếu như đột nhiên bạn bị mất giọng, khản giọng hay giọng nói bỗng nhiên thay đổi thì cũng là một triệu chứng bệnh lý cần phải lưu ý.
2.6. Khó cử động hàm
Khi bạn quan sát thấy phần xương hàm bị cứng và sưng to hơn bình thường hơn cùng với việc gặp trở ngại khi nhai thức ăn thì cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.
2.7. Biểu hiện của ung thư miệng là rụng răng
Một số triệu chứng như răng bị rụng một hay nhiều chiếc răng mà không rõ nguyên nhân hoặc lỗ chân răng bị hở và không liền lại được… cũng là một trong những biểu hiện của ung thư miệng.
3. Tầm soát ung thư miệng như thế nào?
Đầu tiên, bạn sẽ trải qua lượt khám lâm sàng để xác định được tiền sử bệnh.
Trong quá trình thăm khám nếu như kết quả cho thấy có những nghi ngờ “có thể mắc ung thư miệng” bạn sẽ được chỉ định tầm soát ung thư miệng bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
– Chụp MRI (còn gọi là chụp cộng hưởng từ)
– Chụp CT Scanner (còn gọi là chụp cắt lớp vi tính)
2 phương pháp có tác dụng kiểm tra phát hiện tế bào phát triển bất thường cùng mức độ lây lan (di căn) thuộc khu vực lồng ngực và vùng đầu cổ.
Ở bước tiếp theo, nếu như chẩn đoán có triệu chứng ung thư miệng thì bạn sẽ được chỉ định làm sinh thiết tế bào.
Sinh thiết tế bào là liệu trình bắt buộc của tầm soát – cho biết được chính xác nhất mức độ tổn thương của tế bào.
Bên cạnh đó, do các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các bệnh nhân mắc ung thư miệng thì sẽ có tới 5 đến 15% bị mắc thêm một dạng ung thư vùng đầu cổ nữa cho nên bạn sẽ phải làm nội soi vùng họng (khí quản, thực quản và thanh quản,…) để tìm dấu vết tổn thương.
Cuối cùng, các bác sĩ sẽ kết luận và chẩn đoán dựa trên những kết quả xét nghiệm vừa làm. Nếu như mắc bệnh, đánh giá bao gồm tình trạng bệnh, giai đoạn phát triển ung thư miệng, khối u hay tế bào ung thư đã lây lan đến đâu, đưa ra tiên lượng sống đồng thời xây dựng và thống nhất phác đồ điều trị với người bệnh.
4. Khi nào thì nên đi tầm soát ung thư miệng?
Tuy dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhưng một vài biểu hiện dễ nhận thấy của ung thư miệng bao gồm: niêm mạc miệng (má, sàn miệng, lưỡi) có vết loét lâu lành.
Những vết loét này cơ bản sẽ gây đau và chảy máu, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân lại không hề cảm thấy đau đớn gì. Sau này, khi tế bào ung thư đã phát triển nhiều hơn sẽ có các biểu hiện khác như: bị mất giọng, nuốt đau nhức,…
Nhìn chung khi thấy những biểu hiện bất thường thì bạn nên tầm soát ung thư miệng ngay lập tức để có thể can thiệp y tế kịp thời.
5. Phòng ngừa ung thư miệng hiệu quả bằng 5 cách sau:
5.1. Tránh xa thuốc lá
Nếu như bạn là một người nghiện hút thuốc lá thì hãy bằng mọi cách từ bỏ nó. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ rằng, hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là hầu họng và hô hấp như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư phổi,.. Vì thế một trong những cách phòng chống ung thư miệng chính là: Nói không với thuốc lá.
5.2. Hạn chế uống rượu bia
Uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích ở mức độ vừa phải là an toàn nhất để phòng chống ung thư miệng.
Nguy cơ mắc ung thư miệng nói riêng và ung thư khoang miệng nói chung sẽ tăng gấp sáu lần đối với nhóm người nghiện rượu bia so với nhóm người không uống rượu khác. Vì thế, bạn không nên sử dụng rượu bia hoặc nếu có thì chỉ uống khoảng một ly một lần/ngày.
5.3. Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Các chuyên gia răng miệng cho biết tình trạng răng miệng kém chính là nguyên nhân làm suy giảm khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách phòng ngừa ung thư miệng đơn giản và dễ thực hiện nhất. Hãy ghi nhớ việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh sau bữa ăn, thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần.
5.4. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ và trái cây là cách giúp giảm thiểu nguy cơ mắc rất nhiều loại ung thư trong đó có ung thư khoang miệng.
Một số loại trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa mà bạn có thể tham khảo đó là: việt quất, nho đỏ, rượu vang, cà chua, bông cải xanh,…
Tại sao thực phẩm giàu chất oxy hóa lại tốt cho cơ thể? Nguyên nhân là do khi những chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn bị thấp hơn số lượng gốc tự do mà nguyên nhân gây ra là dinh dưỡng kém hay bạn phải tiếp xúc với môi trường nhiều độc tố hay các chất độc hại thì quá trình “tàn phá” có thể sẽ diễn ra nhanh hơn.
Và hậu quả để lại là gì? Đó là việc các tế bào bị lão hóa, bị tổn thương hay bị đột biến, các mô bị phân hủy và kích hoạt những gen gây hại có trong ADN và làm cho hệ thống miễn dịch quá tải – từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
5.5. Đi khám nha khoa thường xuyên
Việc khám nha khoa định kỳ và thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể và từ đó có những can thiệp y tế khi cần thiết.
Khi thăm khám nha khoa, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như các vết lở loét trong khoang miệng (nếu có).
Nhiều chuyên gia ung bướu cho biết rằng ung thư miệng có thể được điều trị khỏi nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì điều này, bạn không nên thờ ơ với vấn đề răng miệng của bản thân, kể cả trong trường hợp bạn không có biểu hiện bất thường ở khoang miệng thì vẫn nên thăm khám định kỳ.
Việc người bệnh được phát hiện sớm nhờ các dấu hiệu ung thư miệng đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh cũng như điều trị. Các chuyên gia ước tính rằng ung thư miệng nếu chỉ là tổn thương nhỏ thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 60 – 70%.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ