Có nên dùng thảo dược hạ mỡ máu? Cách dùng như thế nào?
Một vài người thường lo sợ dùng thuốc tây quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Do đó, họ chọn giải pháp uống thảo dược hạ mỡ máu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng thuốc hiệu quả. Vậy nên dùng thảo dược như thế nào? Cần lưu ý những gì để cải thiện tình trạng mỡ máu xuống mức an toàn?
1. Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao chủ yếu do: Chế độ dinh dưỡng, béo phì, lười tập thể dục, áp lực cuộc sống và di truyền trong gia đình.
Khi trong máu nhiễm mỡ cao, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến: Đau tức ngực, chóng mặt, đau đầu, khó thở, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, đau bụng và béo bụng.
Tùy vào tình trạng máu nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà bệnh nhân gặp những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, bất kể giai đoạn nào cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, để lại biến chứng nguy hiểm.
2. Những biến chứng nguy hiểm khi mỡ máu quá cao
Mỡ máu cao là tình trạng máu nhiễm mỡ cao hơn mức bình thường. Ban đầu, mỡ máu cao ít gây nguy hiểm nhưng để lâu, không chữa trị sớm sẽ dẫn tới các biến chứng sau:
2.1. Xơ vữa động mạch
Khi lượng LDL-cholesterol lắng đọng và bám vào thành động mạch sẽ làm hẹp lòng mạch. Dẫn tới việc máu khó cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, gây xơ vữa động mạch.
2.2. Đột quỵ
Máu cung cấp cho não bị xơ vữa tạo thành cục máu đông, chúng chặn các mạch máu làm cho não bị thiếu máu và oxy. Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời, nguy cơ đột quỵ là khó tránh khỏi.
2.3. Nhồi máu cơ tim
Mỡ máu cao làm tim không nhận được đủ nguồn máu cần thiết, gây tổn thương các mô tim. Cùng lúc đó người bệnh thường gặp cơn đau tim dẫn tới nhồi máu cơ tim dẫn tới tử vong.
2.4. Bệnh động mạch ngoại biên
Lượng máu cung cấp cho các chi bị xơ vữa chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên. Căn bệnh khiến cho bệnh nhân có các triệu chứng: Tay chân tê bì, khó vận động, gặp trở ngại khi di chuyển.
2.5. Cao huyết áp
Máu nhiễm mỡ cao chính là kẻ thù gây ra bệnh cao huyết áp ở người trong độ tuổi trung niên. Khi mỡ máu quá cao làm các thành mạch mất đi độ đàn hồi, giảm lượng máu nuôi cơ thể, dẫn tới tổn thương mạch máu và nội mô, để lại biến chứng nguy hiểm.
2.6. Các biến chứng khác
Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, mỡ máu cao còn ảnh hưởng tới gan, thận, tụy: Xơ gan, viêm tụy, suy thận, ung thư gan,…
3. Có nên dùng thảo dược hạ mỡ máu?
Với những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần do tình trạng mỡ máu cao. Để giảm lượng mỡ trong máu, nhiều bệnh nhân được khuyên điều trị bệnh bằng thảo dược thiên nhiên.
Vậy dùng thảo dược hạ mỡ máu có an toàn không, tác dụng phụ như thế nào? Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia y tế khuyến nghị người bị mỡ máu cao không nên dùng thuốc tây khi chưa thực sự cần thiết.
Sử dụng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên điều trị tình trạng máu nhiễm mỡ, bạn hoàn toàn có thể an tâm. Bởi thảo dược thường lành tính, phù hợp với mọi cơ địa và ít tác động tới các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc chọn nguồn thảo dược chất lượng và được kê đơn thuốc bởi bác sĩ, lương y có kinh nghiệm. Bên cạnh đó cũng nên chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa, nhất là người mắc chứng nóng trong người.
4. Các loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả
Sử dụng thảo dược hạ mỡ máu cần chọn lọc cây thuốc quý được trồng và thu hoạch sạch sẽ, giúp điều trị bệnh hiệu quả mà không để lại tác dụng phụ.
4.1. Lá sen
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho rằng lá sen không những giúp chữa trị: Tiêu chảy, đau bụng, say nắng, cảm nắng, cảm mạo,… mà còn giúp giảm lượng mỡ trong máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bởi trong lá sen có chứa các thành phần flavonoid, polyphenol gây ức chế hấp thu glucid và lipid. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất và điều hòa năng lượng làm giảm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu cùng với triglyceride.
Bên cạnh đó, lá sen còn làm hạ đường huyết do khả năng ức chế glucid – nguyên nhân gây biến chứng các mạch máu lớn, nhỏ.
4.2. Cao hoàng bá
Một trong những loại cây thuốc quý có chứa hoạt chất berberin giúp chữa trị: Viêm loét dạ dày, bệnh tiêu hóa, viêm ống mật,… Cao hoàng bá còn có tác dụng giảm nồng độ lipid, cải thiện cholesterol giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.
4.3. Rễ ngưu tất
Tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và triglycerid của rễ ngưu tất đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể dùng thảo dược này lâu dài để phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao trở lại.
4.4. Nấm linh chi
Nấm linh chi không chỉ cung cấp dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch mà còn làm hạ cholesterol trong máu, ít để lại tác dụng phụ nên phù hợp dùng cho cả nam lẫn nữ, kể cả người cao tuổi.
4.5. Tỏi tươi
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc, vừa làm gia vị tăng thêm hấp dẫn cho món ăn vừa giúp cải thiện nồng độ lipid toàn phần, triglyceride, phospholipid, cholesterol xấu trong gan và huyết thanh.
Do đó, người bị nhiễm mỡ trong máu sử dụng tỏi đều đặn để cân bằng lượng cholesterol, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
4.6. Nghệ
Nghệ tươi hay tinh bột nghệ đều chứa hoạt chất curcumin có tác dụng giảm mỡ trong máu, kích thích sản sinh cholesterol tốt và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.
5. Những lưu ý khi sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh mỡ máu cao
Mặc dù sử dụng thảo dược hạ mỡ máu mang lại hiệu quả cao, không tác động tới cơ quan nội tạng như dùng thuốc tây. Thế nhưng để cải thiện bệnh an toàn và tránh gây tác dụng ngược, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người có tiền sử bệnh đau dạ dày, hệ tiêu hóa không tốt cần cân nhắc khi dùng thảo dược trong điều trị mỡ máu cao. Bởi các loại cây thuốc quý có thể làm bệnh nhân có triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng, cồn cào, tiêu chảy, giảm cảm giác ăn ngon miệng,… cùng nhiều bệnh lý tiêu hóa khác.
- Các bài thuốc Đông y bài chế từ: lá sen, tỏi, nghệ, cao hoàng bá,… thường có vị cay nồng, mùi hăng, vị rất đắng nên thường khó uống.
- Dùng thảo dược thiên nhiên giúp giảm mỡ máu trong vòng từ 4 – 5 tháng trở lên. Do đó thay vì nôn nóng, bệnh nhân không nên nản lòng bỏ cuộc giữa chừng. Hãy cố gắng duy trì đều đặn để thấy kết quả tốt nhất.
- Kết hợp uống thuốc thảo dược với chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: Nấm hương, rau xanh, dầu oliu, dầu mè, ngũ cốc,… Hạn chế ăn nhiều món chiên xào, ngưng dùng thuốc lá, rượu bia và luyện tập đều đặn.
- Khi mua các bài thuốc bài chế từ thảo dược, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có kinh nghiệm để được tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn tại nhà.
- Trong trường hợp sử dụng thảo dược giảm mỡ máu gặp phải tác dụng phụ: Cơ thể nóng, sốt cao, nổi mụn, nổi mề đay, dị ứng, đau bụng,… bạn cần ngưng thuốc và tới bệnh viện thăm khám để xử trí kịp thời.
Như vậy, dùng thảo dược hạ mỡ máu vốn lành tính, ít gây tác dụng phụ nên phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa, thể trạng để an tâm sử dụng trong thời gian dài.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; hạ mỡ máu