Uống nước dừa không nên ăn gì để tránh gây hại cho sức khỏe?

Uống nước dừa không nên ăn gì mọi người cần nắm được để sử dụng loại nước thanh mát này đúng cách và không gây hại cho sức khỏe. Nước dừa là thức uống được nhiều người yêu thích và lựa chọn vì thơm ngon, bổ dưỡng. Thế nhưng, các bạn cần biết uống nước dừa không nên ăn gì để tránh phản tác dụng. Do đó, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Genk STF chia sẻ dưới đây để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này.

Xem thêm:

1. Tổng quan về nước dừa

Nước dừa là chiết xuất từ bên trong trái dừa và không có phần thịt dừa. Nước dừa là chất lỏng không màu, trong suốt và vô trùng trong quả dừa.

Ở một số địa phương, dân tộc, nước dừa còn được gọi với nhiều tên khác nhau như nước ép trái dừa, nước cốt trái dừa. Loại nước này có hương vị tinh tế nên được sử dụng rộng rãi như một thức uống. Tuy nhiên, nước dừa tươi không để được lâu môi trường bên ngoài.

nuoc-dua
Nước dừa là thức uống thơm ngon với khả năng thanh nhiệt rất tốt

Nước dừa được yêu thích bởi hương vị ngọt thanh mát tự nhiên. Nhờ có hàm lượng carbohydrate nên loại thức uống này rất dễ tiêu hóa dưới dạng đường và chất điện giải.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của nước dừa cũng rất đa dạng. Đó là:

  • Độ pH: 4.7 – 5.7
  • Đường: Glucose, Fructose, Sucrose.
  • Khoáng chất: Kali, Natri, Magie, Canxi, sắt.
  • Protein.

2. Những lợi ích của nước dừa

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên sử dụng nước dừa đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Đó là:

  • Cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết: Thành phần trong nước dừa có nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, sắt, kali, natri… Với những thành phần này nên nước dừa còn được dùng để bù dịch cho đối tượng bị tiêu chảy cấp.
  • Nước dừa có đặc tính chống oxy hóa: Nhờ đặc tính này nên sử dụng nước dừa sẽ giúp bảo vệ tế bào của cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại để tránh bị tổn thương.
  • Tốt cho người bị bệnh tiểu đường: Có được lợi ích này là vì hàm lượng calo trong mỗi cốc 240ml nước dừa chỉ là 6g và lượng chất xơ là 3g. Bên cạnh đó, nước dừa cung cấp hàm lượng magie nên giúp độ nhạy insulin được tăng lên. Vì thế, góp phần giảm lượng đường trong máu ở những người tiền tiểu đường và tiểu đường type 2.
  • Ngăn ngừa sỏi thận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng nước dừa sẽ làm giảm số lượng tinh thần hình thành trong nước tiểu. Đồng thời, giúp ngăn chặn các tinh thể dính vào thận cũng như những bộ phận khác của đường tiết niệu. 
  • Chống táo bón: Nước dừa giúp giải nhiệt, thanh mát và nhuận tràng. Vì thế, sử dụng thức uống này còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.
  • Ổn định huyết áp: Nghiên cứu đã cho thấy sử dụng nước dừa giúp giảm huyết áp tâm thu. Bên cạnh đó, lượng kali trong nước dừa là chất quan trọng giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp.
  • Có lợi sau khi tập thể dục: Dùng nước dừa sau khi tập luyện sẽ giúp bổ sung các chất điện giải và phục hồi hydrat hóa trong quá trình luyện tập.

3. Uống nước dừa không nên ăn gì?

Nước dừa là thức uống tốt và mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thế nhưng, nước dừa cũng đại kỵ với một số thực phẩm mà khi kết hợp cùng sẽ gây hại cho sức khỏe. Vậy uống nước dừa không nên ăn gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

3.1. Hải sản

Hải sản và nước dừa đều có tính hàn. Do đó, hai thực phẩm có tính hàn kết hợp với nhau sẽ gia tăng gấp đôi lượng thực phẩm mát lạnh mà cơ thể phải chịu tải. Điều này dẫn đến tính trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

Đặc biệt, những người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, người mới ốm dậy hay những người bị suy nhược cơ thể, người bị huyết áp thấp càng phải tránh sử dụng nước dừa với hải sản. Bởi nếu dùng chung sẽ khiến bệnh trạng ngày càng nghiêm trọng và nặng nề hơn.

3.2. Đá lạnh

Nhiều người thường thích cho đá lạnh vào một số đồ uống để gia tăng tính mát và giúp đồ uống ngon hơn. Thế nhưng, với nước dừa thì tuyệt đối không sử dụng cùng đá lạnh. Bởi đá lạnh và nước dừa đều có tính hàn. Vì vậy, nếu dùng chung thì cũng tương tự như hải sản sẽ khiến cơ thể dễ bị lạnh. Từ đó, tăng nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, thậm chí là bị sốt.

3.3. Uống nước dừa không nên ăn gì – Chocolate

Thành phần trong chocolate có hàm lượng axit oxalic lớn. Trong khi đó, lượng canxi và protein trong nước dừa lại nhiều. Những chất này khi kết hợp với nhau sẽ khiến việc hấp thụ canxi của cơ thể bị cản trở, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

chocolate
Uống nước dừa không nên ăn chocolate

Nhiều người không biết nên vô tình sử dụng chung hai thực phẩm này thường xuyên dễ gây ra những tác dụng phụ là rụng tóc, tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ nhỏ khi dùng chung 2 thực phẩm này trong thời gian dài còn khiến việc tăng trưởng, phát triển bị chậm lại.

3.4. Thuốc

Tuyệt đối không dùng nước dừa để uống thuốc dưới bất cứ hình thức nào. Lý do là nước dừa sẽ tạo quanh thuốc một lớp màng bám nên tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì thế, hiệu quả mà thuốc mang lại không cao nên điều trị bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

Tương tự như thuốc thì người dùng cũng không nên uống sắt chung với nước dừa vì sẽ giảm tác dụng đáng kể.

4. Những thời điểm không nên uống nước dừa

Không chỉ kỵ với một số thực phẩm mà có những thời điểm chúng ta không nên uống nước dừa để tránh gây hại cho cơ thể. Đó là các thời điểm sau:

4.1. Không uống nước dừa vào buổi tối muộn

Buổi tối muộn là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, học tập vất vả và mệt mỏi. Nếu lúc này mà uống nước dừa, nhất là nước dừa lạnh sẽ dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm lạnh đối với cơ thể. Đồng thời, xương khớp cũng cảm thấy rã rời và khiến con người cảm thấy uể oải, đuối sức hơn.

4.2. Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về

Uống nước dừa ngay khi vừa đi nắng về dễ khiến con người rơi vào tình trạng “trúng gió”. Các triệu chứng điển hình là ớn lạnh, đầy bụng, sốt.

Nếu cần uống nước dừa thì phải để cơ thể nghỉ ngơi một lúc rồi mới uống. Tuy nhiên, khi uống cũng nên uống từ từ từng chút một.

4.3. Sau khi thi đấu thể thao, làm việc nặng nhọc

Đặc biệt, không nên uống nước dừa khi vừa làm công việc nặng nhọc, mất sức hay khi vừa thi đấu thể thao. Lý do là lúc này uống nước dừa có thể sẽ khiến độ dẻo dai của cơ thể, xương khớp bị suy giảm. Đồng thời, phản xạ kém nhanh nhẹn và tay chân bủn rủn hơn. 

4.4. Người bị tiêu chảy, thể trạng yếu

Nước dừa có tính mát nên những người đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay thể trạng yếu không nên uống. Bởi lúc này mà uống sẽ càng làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn.

4.5. Bà bầu 3 tháng đầu

Thành phần trong nước dừa có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Thế nhưng, trong 3 tháng đầu mang thai, bà bầu không nên uống nước dừa bởi dễ làm tử cung co bóp và gây sảy thai.

5. Những thời điểm nên uống nước dừa

Để phát huy những lợi ích của nước dừa và đảm bảo việc sử dụng được an toàn, các bạn nên uống nước dừa vào những thời điểm phù hợp. Vậy đó là những thời điểm nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

5.1. Uống nước dừa vào buổi sáng hoặc trưa

Uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa sẽ tận dụng được lượng vitamin và khoáng chất một cách tối đa. Đồng thời, tránh được tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Mặt khác, còn góp phần bổ sung cho cơ thể lượng nước cần thiết để quá trình học tập, làm việc được hiệu quả hơn.

5.2. Trước và sau khi luyện tập, lao động nặng nhọc 30 phút

Trước và sau sau khi luyện tập, lao động nặng nhọc khoảng 30 phút, bạn có thể uống một ly nước dừa.

Việc uống nước dừa trước khi luyện tập, lao động sẽ giúp bạn có sức bền và sự dẻo dai tốt hơn để mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, uống nước dừa sau khi vận động, luyện tập khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể được bổ sung các chất điện giải bị mất. Đồng thời, còn giúp giảm tình trạng kiệt sức, mệt mỏi sau khi làm việc, vận động.

5.3. Uống nước dừa sau khi say

Cơ thể sẽ bị mất nước khi chúng ta uống rượu. Sự mất nước sẽ khiến bạn bị đau đầu, buồn nôn trong thời gian dài. Vì thế, sau khi uống rượu, bạn hãy nhâm nhi một chút nước dừa sẽ cải thiện tình trạng đau đầu, buồn nôn. Mặt khác, còn góp phần phục hồi các chất điện giải đã bị mất, mang lại cho bạn cảm giác khỏe khoắn hơn.

5.4. Uống nước dừa trước và sau bữa ăn

Trước khi ăn, bạn hãy uống một cốc nước dừa tươi. Với cách này sẽ giúp bạn no lâu nên ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Nhờ đó, góp phần kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Bạn cũng nên uống một chút nước dừa sau ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng sau ăn bị đầy hơi, chướng bụng.

5.5. Uống nước dừa trước khi đi ngủ

Uống một lượng nhỏ nước dừa trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ giúp loại bỏ căng thẳng, giúp tâm trí được làm dịu lại. Đồng thời, góp phần làm sạch đường tiết niệu, thải chất độc ra bên ngoài. Nhờ đó, tốt cho hoạt động của thận cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

uong-nuoc-dua-truoc-khi-ngu
Nên uống nước dừa trước khi đi ngủ để loại bỏ căng thẳng

6. Nên uống nước dừa bao nhiêu là hợp lý?

Không nên lạm dụng nước dừa và cũng không uống nước dừa trong thời gian dài. Lý do là năng lượng trong nước dừa là rất lớn. Nếu uống lượng lớn nước dừa và uống thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. 

Bên cạnh đó, hàm lượng đường trong nước dừa cũng là vấn đề mà mọi người cần quan tâm. Nguyên tắc chung trong ăn uống là lượng đường cơ thể hấp thụ mỗi ngày không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Vì thế, các bạn cần hạn chế các đồ uống, hoa quả có nhiều đường khi đã uống nước dừa nhằm hạn chế việc hấp thụ lượng đường quá lớn.

7. Uống nước dừa thế nào mới đúng?

Để uống nước dừa phát huy lợi ích cho sức khỏe thì mọi người cần tuân thủ nguyên tắc uống như sau:

  • Để tận dụng những công dụng và lợi ích tối đa của nước dừa, các bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng. Tuy nhiên, không nên uống khi bụng quá no hoặc lúc bụng đang đói.
  • Lượng nước dừa nên sử dụng chỉ từ 1 – 2 cốc dừa tươi mỗi ngày. Tuyệt đối không uống quá nhiều.
  • Nếu muốn uống nước dừa khi đang đói thì cần uống từng ngụm nhỏ.
  • Bà bầu nếu muốn uống nước dừa thì nên uống từ tháng thứ 4 trở đi. 
  • Nước dừa nên uống ngay sau khi chiết ra từ quả dừa. Không nên để nước dừa bên ngoài quá lâu dễ gây đau bụng vì nước rất nhanh hỏng ở môi trường bên ngoài.
  • Những người bị bệnh tim, thấp khớp, trĩ… không nên uống nước dừa vì dễ làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Những người bị dị ứng nên cân nhắc trước khi sử dụng nước dừa.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nước dừa cũng như uống nước dừa không nên ăn gì. Nước dừa mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cần phải dùng đúng cách mới phát huy hiệu quả và tránh gây hại cho sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7