Bật mí về tác dụng đáng kinh ngạc của tỏi trong việc chữa bệnh ung thư

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Ngoài ra, tỏi còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ và trong đó phải đặc biệt kể đến công dụng trong việc điều trị ung thư. Và bài viết sau đây GENK STF sẽ làm rõ cho bạn công dụng chữa ung thư của loại thực phẩm này.

Xem thêm:

1. Tỏi là gì?

Tỏi hay còn có những tên gọi khá như là Đại toán, Hom kía, Co sluốn (theo tiếng Thái), Sluôn (theo tiếng Tày). Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. Alliaceae thuộc họ Hành.

cong-dung-cua-toi
Tỏi hay còn có những tên gọi khá như là Đại toán, Hom kía, Co sluốn (theo tiếng Thái), Sluôn (theo tiếng Tày)

Một số đặc điểm nhận dạng của tỏi:

  • Tỏi thuộc cây thân thảo sống hàng năm, có chiều cao khoảng 30 – 40cm. 
  • Thân hành ngắn có hình tháp gồm nhiều nhánh con gọi là nhánh tỏi, các nhánh to nhỏ không đều nhau và được xếp ép vào nhau vào quanh trục lõi của tỏi. 
  • Lớp vỏ ngoài thân hành của tỏi mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng. 
  • Lá tỏi phẳng và hẹp, hình dài, mỏng. Bẹ lá tỏi to và dài có rãnh dọc, đầu lá nhọn hoắt có gân song song và hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa tỏi mọc ở ngọn thành đầu tròn, bao bọc bởi những lá có mũi nhọn tương đối dài. 
  • Hoa có màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài. Hoa bao gồm 6 phiến có hình mũi mác, thuôn, xếp thành hai hàng. 

2. Trong tỏi có chứa những thành phần hoạt chất nào?

Theo nghiên cứu, trong củ tỏi có chứa các thành phần như protein, carbohydrates, calo cùng một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,…

Trong đó, các hoạt chất sulfur và glycosides có trong tỏi được cho là thành phần có tác dụng chính của tỏi. Ngoài ra, trong tỏi cũng có hàm lượng cao germanium và selen và đặc biệt lượng germanium có trong tỏi được ước tính là cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh. 

Và đặc biệt nhất phải kể đến là Allicin. Đây là hoạt chất có tính kháng sinh rất mạnh và cũng được coi là thành phần quan trọng nhất của tỏi. Tuy nhiên trong tỏi sống thì không tồn tại hoạt chất Allicin mà là tiền thân Alliin của nó. Alliin sẽ tồn tại trong củ tỏi cho đến khi bạn nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi thì mới kích thích enzym alinase hoạt động và khi đó Allicin trong tỏi sống mới biến thành hợp chất Allicin. 

3. Các công dụng của tỏi đối với sức khỏe

Ngoài là một loại gia vị rất hay được sử dụng trong nấu ăn thì tỏi cũng được sử dụng như một vị thuốc để điều trị một số các bệnh.

3.1. Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm

Thường xuyên sử dụng tỏi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa cảm cúm và những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra rất tốt. Tác dụng này có được là do trong củ tỏi có chứa hợp chất sulfur mà đây lại là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn cũng như tiêu viêm. 

Dùng tỏi sống mỗi ngày không chỉ giúp phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm mà còn có thể giúp cho người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh hơn. 

3.2. Tỏi giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy, tỏi có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Nguyên nhân là do tỏi có khả năng ức chế quá trình nitrat chuyển hóa thành nitrit trong dịch vị dạ dày, đồng thời giúp ngăn cản hình thành nitrosamine, từ dó làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. 

Tỏi cũng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các độc tố, chất gây ung thư và một số kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Germanium và selen trong tỏi có thể chống lại nguy cơ đột biến tế bào đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do và từ đó hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư khá hiệu quả.

Các nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư cũng cho những kết quả rất khả quan. Cụ thể, các hoạt chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene ở trong củ tỏi sẽ giúp làm chậm lại quá trình tăng trưởng của khối u cũng như làm giảm kích thước của khối u. Chính vì vậy tỏi được sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư rất tốt. 

Các chuyên gia khẳng định rằng sử dụng tỏi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như: 

  • Ung thư vú
  • Ung thư vòm họng
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư gan

3.3. Tỏi rất tốt cho xương khớp

Tỏi là một loại thực phẩm rất tốt cho xương khớp. Trong tỏi có chứa vitamin C, kẽm, vitamin B6, mangan, các chất chống oxy hóa và enzyme,… Đây đều là những hợp chất có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. 

Do vậy những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có khả năng hấp thụ canxi tốt hơn những người khác và từ đó xương cũng chắc khỏe hơn. 

Phụ nữ ăn nhiều tỏi cò có tác dụng giúp làm tăng cường nội tiết tố estrogen trong cơ thể cũng như làm chậm lại quá trình loãng xương. Ở những người mắc bệnh về xương khớp, việc ăn tỏi thường xuyên sẽ thấy những triệu chứng đau nhức xương giảm rõ rệt. 

3.4. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Tỏi có thể làm chậm lại quá trình lão hóa của động mạch chủ. Không những vậy tỏi còn có công dụng giúp hạ nồng độ cholesterol xấu và đồng thời giúp làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể loại bỏ các mảng xơ vữa trên thành mạch máu. 

benh-tim-mach
Tỏi có thể làm chậm lại quá trình lão hóa của động mạch chủ

Tỏi có tác dụng giúp làm giảm mỡ máu đồng thời ức chế tích tụ tiểu cầu và ngăn chặn quá trình hình thành huyết khối. Chính vì thế mà tỏi có công dụng phòng ngừa tim mạch rất tốt. 

Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng rất tốt với những bệnh nhân bị mắc các bệnh về huyết áp. Cụ thể, tỏi có thể giúp cơ thể chúng ta điều chỉnh huyết áp bằng cách giảm độ nhớt trong máu nhờ hoạt chất ajoene. Cùng với đó, chất polysulfides và những phân tử lưu huỳnh ở trong tỏi có thể giúp làm giãn cơ trơn. Và đồng thời kích thích có thể sản xuất các tế bào nội mạc từ đó giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. 

3.5. Tỏi có tác dụng cường dương

Đối với nam giới, tỏi còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp làm tăng khả năng tình dục. Cụ thể là, các hợp chất trong tỏi có thể giúp sản sinh ra loại enzymes nitric oxide synthase. Đây là một loại enzym có tác dụng giúp hỗ trợ quá trình cương cứng dương vật ở nam giới.

Do đó, nam giới ăn khoảng 2 nhánh tỏi mỗi ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tháng thì sẽ giúp làm tăng lượng tinh dịch cũng như tăng số lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, một số thành phần khác có trong tỏi giúp cho nam giới giảm tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực. 

3.7. Một số công dụng khác của tỏi

Bên cạnh những tác dụng của tỏi đã được nhắc đến ở phía trên, tỏi còn có nhiều các công dụng khác đối với sức khỏe mà chắc chắn có thể khiến bạn bất ngờ: 

  • Tỏi rất tốt cho thai phụ: Tỏi có thể giúp tăng cân nặng cho thai nhi trong trường hợp thai nhi có rủi ro bị thiếu cân ở những thai phụ có sử dụng tỏi thường xuyên. Ngoài ra, việc ăn tỏi cũng giúp giảm nguy cơ bị tình trạng tiền sản giật trong thai kỳ. 
  • Tỏi giúp lọc độc tố trong máu ra khỏi cơ thể: Đây là một trong các tác dụng rất tốt của tỏi. Cụ thể là, hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và đồng thời giúp tăng cường hoạt động cho các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Ngoài ra, allicin cũng có tác dụng loại bỏ nicotine ra khỏi cơ thể do đó giúp thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp một cách rất hiệu quả.
  • Tỏi giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Ăn tỏi giúp chống lại quá trình lão hóa cũng như giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể vì thế rất hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh về thần kinh liên quan đến yếu tố tuổi tác, đặc biệt là bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.
  • Làm đẹp da: Đây là một công dụng được rất nhiều chị em chú ý. Nguyên nhân là trong tỏi có hợp chất hữu cơ allicin có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn rất tốt và đồng thời giúp cản trở hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá và phòng ngừa các bệnh ngoài da rất hiệu quả. 

4. Các nghiên cứu về công dụng phòng ngừa ung thư của tỏi 

4.1. Tỏi đối với ung thư vú

Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi trường Đại học Buffalo ở New York hợp tác với Đại học Puerto Rico để nghiên cứu về vai trò tỏi đối với bệnh ung thư vú. Nghiên cứu thực hiện có đối chứng giữa 346 phụ nữ không có tiền sử ung thư ngoài ung thư da hay không có khối u ác tính với 314 phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Các nhà nghiên cứu của cuộc thử nghiệm này đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ ăn thức ăn được nấu với tỏi nhiều hơn một lần một ngày thì nguy cơ ung thư vú sẽ giảm đi 67% so với những người không sử dụng nó.

4.2. Tỏi đối với bệnh ung thư gan

Ung thư gan là một loại ung thư khá phổ biến và có tỷ lệ sống sót sau năm năm chỉ tương đối thấp chỉ là 18.4%. Vào năm 2019, một nghiên cứu đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học California và Los Angeles của Hoa Kỳ để nghiên cứu xem việc ăn tỏi sống có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư gan như thế nào. Và kết quả cho thấy rằng những người ăn tỏi sống thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan thấp hơn so với những người khác.

Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Giang Tô, Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2010, đã cho kết quả rằng ăn tỏi sống từ hai lần trở lên mỗi tuần sẽ tác dụng giúp phòng ngừa bệnh ung thư gan rất hiệu quả. 

Ung-thu-gan
Ăn tỏi sống từ hai lần trở lên mỗi tuần sẽ tác dụng giúp phòng ngừa bệnh ung thư gan

Điều này có thể giải thích là do trong tỏi có chứa germanium và selen. Đây là 2 chất có tác dụng chống lại nguy cơ đột biến tế bào, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể và từ đó hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư khá hiệu quả.

4.3. Tỏi và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học của Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật ở Trung Quốc, đã nghiên cứu mối liên quan giữa việc ăn các loại rau allium bao gồm cả tỏi và nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc ăn nhiều tỏi và hành lá có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

4.4. Tỏi và nguy cơ ung thư da

Đối với ung thư da thì hiện vẫn không có nhiều nghiên được thực hiện trên lâm sàng để đánh giá tác động của việc ăn tỏi đối với bệnh ung thư da. 

Tuy nhiên một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng việc sử dụng tỏi như một phần của chế độ ăn uống có thể giúp trì ngăn ngừa sự hình thành u nhú trên da. Ngoài ra còn có thể làm giảm số lượng và kích thước của các khối u trên da. 

Lý giải cho điều này, là do các hoạt chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene ở trong tỏi có thể giúp làm chậm lại quá trình tăng trưởng của khối u cũng như làm giảm đáng kể kích thước của khối u trên da.

5. Các cách chế biến từ tỏi 

Chuyên gia khuyên rằng nên ăn tỏi vào buổi sáng khi dạ dày vẫn trống rỗng hoặc sau bữa ăn tối khoảng một giờ. Và dưới đây là một số cách chế từ tỏi mà chúng tôi gợi ý cho bạn phát huy được công dụng tốt nhất:

5.1. Sử dụng tỏi tươi 

Đối với những bệnh nhân bị ung thư phổi, thì sử dụng tỏi tươi là cách hiệu quả nhất để. 

Bạn có thể tách các nhánh tỏi ra ăn sống, trong trường hợp không chịu được mùi của tỏi thì có thể chế biến thành những món ăn khác cũng có tác dụng điều trị tương tự.

5.2. Tỏi ngâm dấm hoặc đường 

Tỏi ngâm dấm cũng là một phương pháp được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Trong mỗi gia đình và ở các cửa hàng ăn thì người ta đều đặt một lọ tỏi ngâm dấm ở trên bàn. Cách làm tỏi ngâm dấm cũng tương đối đơn giản. Để thực hiện được món ăn này bạn cần chuẩn bị: 50gr tỏi tươi và 100ml giấm gạo. Tỏi tươi sau khi được bóc vỏ sạch sẽ sẽ được cho vào hũ có chứa sẵn giấm gạo bên trong rồi đậy nắp thật kỹ. Sau đó ngâm trong vòng 10 – 30 ngày là có thể sử dụng được.

Nếu như bạn không thể ăn được giấm thì có thể thay thế giấm bằng nước đường. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản như sau: 

  • Dùng 50gr tỏi đã bóc vỏ sạch sẽ và ngâm trong nước sạch. 
  • Mỗi ngày thay nước một lần và ngâm trong vòng 7 ngày. 
  • Vớt tỏi đã ngâm để ráo nước rồi cho vào một hũ thủy tinh sạch có dung tích 1 lít. 
  • Rồi hoà tan khoảng 800gr đường trắng với một lượng nước sôi để nguội vừa phải. 
  • Cuối cùng nhanh chóng cho lượng nước này vào trong hũ tỏi sau đó đậy nắp và ngâm trong thời gian 1 tháng.

5.3. Rượu tỏi

Nguyên liệu sử dụng để làm rượu tỏi bao gồm: 25g tỏi và 100ml rượu trắng. 

cach-ngam-ruou-toi
Ngâm rượu tỏi là cách chế biến tỏi hay được sử dụng

Cách làm: Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát rồi cho vào trong bình có sẵn rượu trắng. Đậy nắp thật kỹ, ngâm khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày chỉ được uống 2 lần và mỗi lần khoảng 25ml.

6. Cách ăn tỏi có lợi cho sức khỏe nhất

Allicin trong tỏi không có sẵn trong tỏi mà ở dạng tiền chất là alliin nên để sử dụng tỏi được tốt nhất thì nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí khoảng 10 – 15 phút sau thì mới ăn. Nguyên nhân là bởi vì chỉ sau khi băm nhuyễn và dưới tác dụng của enzyme thì tỏi alliin mới biến đổi thành chất có hoạt tính đó là allicin. Nếu tỏi chưa được băm nhuyễn mà đã đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng và không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn thì hàm lượng allicin có thể được giữ lại là 60%. Vì vậy, muốn thu được hiệu quả sử dụng tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi sau khi đã băm nhuyễn.

Ngoài ra có thể ăn tỏi ngâm với dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt có trong tỏi.

Sau khi ăn tỏi thì trong miệng sẽ có mùi hôi nên để loại bỏ mùi hôi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, uống nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su.

7. Những lưu ý khi sử dụng tỏi

Khi sử dụng cần phải lưu ý một số điểm sau: 

  • Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã nhận định rằng tỏi là an toàn đối với con người, nhưng nó cũng có thể gây đau dạ dày, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh dạ dày và ăn tỏi với liều lượng cao. 
  • Các tác dụng phụ khác của việc sử dụng tỏi có thể kể đến như là mất ngủ, nôn mửa, đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp thế đứng nhẹ, ợ chua, chóng mặt, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, mùi cơ thể khó chịu, buồn nôn, chướng bụng và đầy hơi.
  • Ngoài ra khi ăn tỏi sống với liều lượng cao khi đang đói bụng có thể gây ra những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột, gây ra tình trạng đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. 
  • Không chỉ vậy khi sử dụng tỏi sống tại chỗ có thể gây ra hiện tượng viêm da phồng rộp và bỏng.
  • Dược điển Việt Nam thì khuyến cáo liều dùng của tỏi hợp lý nhất là từ 6g đến 12g khi được phối hợp trong các bài thuốc. 
  • Có thể sử dụng tỏi giã nát dùng để đắp ngoài da hoặc giã nát rồi ngâm rượu hay là thái lát dùng để châm cứu.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tỏi cũng như các tác dụng của tỏi trong việc phòng và điều trị ung thư. Có thể nói tỏi là một trong những thực phẩm vô cùng tuyệt vời không chỉ là một loại gia vị được sử dụng trong nấu ăn mà còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh rất tốt.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7